Bài 15: Bản vẽ xây dựng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KHÁI NIỆM CHUNG

- Bản vẽ xây dựng là bản vẽ mô tả các công trình xây dựng nói chung như:

+ Nhà dân dụng.

+ Nhà công nghiệp.

+ Cầu đường.

+ Công trình thuỷ lợi,...

- Quá trình thiết kế một công trình thường trải qua ba giai đoạn.

- Ứng với mỗi giai đoạn có một loại bản vẽ riêng:

+ Bản vẽ thiết kế phương án gồm:

  • Các bản vẽ thể hiện ý tưởng của người thiết kế.

+ Bản vẽ thiết kế kĩ thuật gồm:

  • Các bản vẽ thể hiện toàn bộ công trình và của các bộ phận trong công trình, thể hiện cấu tạo kiến trúc, vật liệu,... tạo thành công trình đó.

+ Bản vẽ kĩ thuật thi công:

  • Trình bày cách tổ chức, xây dựng công trình.

- Các hình vẽ cơ bản của hồ sơ kiến trúc bao gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

+ Các hình chiếu thẳng góc của công trình bao gồm:

  • Mặt bằng.

  • Mặt đứng.

  • Mặt cắt.

+ Hình chiếu phối cảnh.

+ Các bản vẽ thể hiện các:

  • Chi tiết kiến trúc.

  • Chi tiết cấu tạo,...

+ Các bản vẽ thiết kế về điện, nước, kết cấu, thông hơi, cấp nhiệt,...

- Theo tính chất của bản vẽ, có thể chia ra các loại:

+ Bản vẽ kiến trúc (kí hiệu là KT).

+ Bản vẽ kết cấu (kí hiệu là KC),

+ Bản vẽ về điện (kí hiệu là Đ), cấp nước (kí hiệu là NC),...

- Bản vẽ nhà:

+ Thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.

+ Trên bản vẽ nhà thường có bản vẽ các hình chiếu vuông góc và hình cắt của ngôi nhà.

+ Ngoài ra có thể có thêm hình chiếu phối cảnh để làm tăng thêm tính trực quan và tính thẩm mĩ của bản vẽ.

II. CÁC KÍ HIỆU QUY ƯỚC

Để biểu diễn các bộ phận cấu tạo ngôi nhà hay đồ đạc, thiết bị như: cửa đi, cầu thang, đường dốc, đồ đạc,... trên bản vẽ các hình biểu diễn ngôi nhà, người ta dùng các kí hiệu quy ước.

Một số kí hiệu quy ước:

- Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà (TCVN 4614:1988).

Tên gọiKí hiệuTên gọiKí hiệu
1. Cửa đi đơn một cánh

Công nghệ 10, Cửa đi đơn một cánh

6. Cửa sổ kép cố định

Công nghệ 10, Cửa sổ kép cố định

2. Cửa đi đơn hai cánh

Công nghệ 10, Cửa đi đơn hai cánh

3. Cửa nâng hay cửa cuốn

Công nghệ 10, cửa nâng hay cửa cuốn

7. Cầu thang trên mặt đất

Công nghệ 10, Cầu thang trên mặt đất

4. Cửa lùa một cánh

Công nghệ 10, Cửa lùa một cánh

5. Cửa kép một cánh

Công nghệ 10, Cửa kép một cánh

8. Cầu thang trên mặt bằng

Công nghệ 10, Cầu thang trên mặt bằng

- Kí hiệu quy ước một số thiết bị, đồ đạc trong ngôi nhà (TCVN 4609:1988).

Tên gọiKí hiệuTên gọiKí hiệu
1. Giường đơn

Công nghệ 10, Giường đơn

5. Bộ bàn ăn

Công nghệ 10, Bộ bàn ăn

2. Gường đôi

Công nghệ 10, Gường đôi

6. Bộ bàn ghế tiếp khách

Công nghệ 10, Bộ bàn ghế tiếp khách

3. Bàn làm việc

Công nghệ 10, Bàn làm việc

7. Bồn cầu 

Công nghệ 10, Bồn cầu

4. Bếp

Công nghệ 10, Bếp

8. Chậu rửa

Công nghệ 10, Chậu rửa

- Bảng sau đây là quy định của TCVN 7:1993 về kí hiệu trên mặt cắt của một số loại vật liệu phổ biến trong xây dựng.

Tên vật liệuKí hiệuTên vật liệuKí hiệu
Kim loại

Công nghệ 10, Kim loại

Bê tông

Công nghệ 10, Bê tông

Chất dẻo, vật liệu cách nhiệt, cách âm

Công nghệ 10, Chất dẻo, vật liệu cách nhiệt, cách âm

Đá

Công nghệ 10, Đá

Gạch các loại

Công nghệ 10, Gạch các loại

Kính, vật liệu trong suốt

Công nghệ 10, Kính, vật liệu trong suốt

III. CÁC HÌNH BIỂU DIỄN NGÔI NHÀ

Các hình biểu diễn chính của ngôi nhà gồm có:

- Mặt bằng các tầng của ngôi nhà:

+ Là hình cắt bằng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang đi qua cửa sổ (cách mặt sàn khoảng 1,5 m).

+ Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của:

  • Tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang.

  • Cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc.

- Mặt đứng của ngôi nhà:

+ Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.

+ Mặt đứng của ngôi nhà có thể là hình chiếu từ trước, từ sau, từ phải hoặc từ trái.

+ Mặt đứng chính là hình chiếu nhìn từ phía trước của ngôi nhà.

- Trong bản vẽ nhà, mặt cắt của ngôi nhà:

+ Là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng cắt qua không gian trống của ngôi nhà.

+ Nếu mặt phẳng cắt bố trí dọc theo chiều dài ngôi nhà thì thu được mặt cắt dọc, nếu bố trí theo chiều ngang của ngôi nhà thì thu được mặt cắt ngang.

+ Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo:

  • Chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, kích thước cầu thang, tường, sàn, mái, móng.

IV. ĐỌC BẢN VẼ NHÀ

Đọc bản vẽ nhà thường tiến hành theo trình tự sau:

- Trước hết đọc bản vẽ các mặt đứng để hình dung ra hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.

- Lần lượt đọc bản vẽ mặt bằng các tầng để hiểu cách bố trí các khu chức năng bên trong ngôi nhà:

  • Hành lang, các phòng, các loại cửa, cầu thang, khu phụ,...

- Đọc các hình cắt theo vị trí của mặt phẳng cắt ghi trên mặt bằng tầng một, kết hợp việc đọc mặt bằng mỗi tầng để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng bên trong nhà.

V. LẬP BẢN VẼ NGÔI NHÀ

- Là vẽ các hình biểu diễn của ngôi nhà.

- Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng.

- Các bước lập bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà:

+ Bước 1: Vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.

+ Bước 2: Vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngăn.

+ Bước 3: Vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.

+ Bước 4: Ghi kích thước.