Bài 7: Đô thị hoá

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA

1. Lịch sử đô thị hóa

- Thế kỉ thứ III trước Công nguyên: ra đời đô thị đầu tiên (thành Cổ Loa).

- Thời kì phong kiến

+ Hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí.

+ Chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự.

+ Các đô thị lớn: Thăng Long (thế kỉ XI); Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến (thế kỉ XVI - XVIII).

- Thời kì Pháp thuộc

+ Có thêm một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,... 

+ Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.

- Từ 1945 - 1975: diễn ra chậm.

- Từ 1975 đến nay:

+ Có những chuyển biến tích cực.

+ Từ khi Đổi mới, quá trình đô thị hóa đã diễn ra nhanh.

2. Tỉ lệ dân thành thị

Biểu đồ số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 - 2021

- Tỉ lệ và số dân thành thị tăng liên tục (2021)

+ Số dân thành thị: 36,6 triệu người.

+ Tỉ lệ dân thành thị: 37,1%.

3. Không gian đô thị và lối sống đô thị

- Không gian đô thị:

+ Diễn ra trên khắp cả nước.

+ Không gian được mở rộng, đặc biệt là các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ,...

+ Cảnh quan đô thị hiện đại và văn minh.

+ Nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị: Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn hay chùm đô thị Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Long Xuyên.

- Lối sống thành thị ngày càng phổ biến:

+ Cảnh quan đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp.

+ Các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Cách ứng xử và giao tiếp văn minh.

+ Phong cách sống hiện đại…

+ Lối sống thành thị không chỉ có ở các đô thị mà còn mở rộng về các vùng ven đô, vùng nông thôn.

 

@6505345@

II. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ

- Đô thị nước ta được phân thành 6 loại.

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước nhưng không đều về mật độ, quy mô đô thị.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 

*Tích cực

- Đóng góp tỉ lệ lớn vào ngân sách Nhà nước.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư.

- Thu hút lực lượng lao động.

- Tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Giải quyết được nhiều việc làm.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Lan tỏa lối sống văn minh hiện đại.

- Đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo.

- Liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng

*Tiêu cực: Một số đô thị mang tính tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội.