Bài 6: Dân số, lao động và việc làm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. DÂN SỐ

1. Đặc điểm dân số Việt Nam

a. Quy mô dân số và tình hình gia tăng dân số

Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1999 - 2021

- Quy mô dân số lớn: 98,5 triệu người (2021), đứng thứ 3 Đông Nam Á và 15 thế giới.

- Tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX: 3,9% (1954 - 1960) dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số. Từ năm 1989 đến nay, tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

b. Cơ cấu dân số

* Theo dân tộc:

- Có 54 dân tộc (dân tộc Kinh: 85,3%)

- Có trên 5 triệu người sống và làm việc ở nước ngoài. 

* Theo giới tính:

- Tỉ số giới tính 99,4 nam/100 nữ (2021).

- Tỉ số giới tính khác nhau giữa các nhóm tuổi.

- Tình trạng mất cân bằng giới tính ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng: 112 bé trai/100 bé gái (năm 2021).

* Theo tuổi: Thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15 - 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

c. Phân bố dân cư

- Mật độ dân số trung bình: 297 gười/km(năm 2021).

- Khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế:

+ Vùng có mật độ dân số thấp nhất (2021): TDMNBB (136 người/km2), Tây Nguyên (111 người/km2).

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất (2021): ĐBSH (1091 người/km2), ĐNB (778 người/km2).

- Khác nhau giữa thành thị với nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị nhỏ hơn nhưng ngày càng tăng.

2. Thế mạnh và hạn chế về dân số

a. Thế mạnh

- Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 

- Nước ta có nhiều dân tộc. Cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong xây dựng và phát triển đất nước. Các dân tộc còn tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, có giá trị để phát triển du lich

b. Hạn chế

- Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường. 

- Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. 

3. Chiến lược và giải pháp phát triển dân số

a. Chiến lược phát triển dân số 

- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa nông thôn - thành thị, miền núi - đồng bằng. 

- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người (đặc biệt dân tộc thiểu số rất ít người).

- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi hợp lí, nâng cao chất lượng dân số. 

- Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững, thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. 

- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và đảm bảo an ninh quốc phòng. 

b. Giải pháp để phát triển dân số 

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số. 

- Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số. 

- Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, như: tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân, chăm sóc các bà mẹ mang thai trước và sau sinh, chăm sóc sức khoẻ người dân, sức khoẻ người cao tuổi. 

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển; hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số. 

- Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số. 

II. LAO ĐỘNG

1. Đặc điểm nguồn lao động

a. Số lượng lao động

Lực lượng lao động và tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên so với tổng số dân của nước ta giai đoạn 2010 - 2021

- Lực lượng lao động đông: 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân (2021).

- Tăng nhanh: khoảng 1 triệu lao động/năm.

b. Chất lượng lao động

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta năm 2010 và năm 2021

- Người lao động sáng tạo.

- Có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

- Chất lượng lao động ngày càng tăng.

 

@6505174@

2. Sử dụng lao động

Nội dung

Biểu hiện

Trong các ngành

kinh tế

- Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực:

+ Giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

+ Tăng tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Theo thành phần

kinh tế

- Cơ cấu lao động có sự thay đổi:

+ Giảm tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước.

+ Tăng tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

 Theo thành thị và nông thôn

- Lực lượng lao động tập trung nhiều hơn ở khu vực nông thôn (2021):

+ Thành thị: 18,5 triệu lao động.

+ Nông thôn: 32,1 triệu lao động.

- Cơ cấu lao động có sự thay đổi: tăng tỉ lệ lao động thành thị.

III. Vấn đề việc làm

- Tạo thêm được nhiều việc làm mỗi năm.

- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần quan tâm trong phát triển kinh tế - xã hội (2021):

+ Tỉ lệ thất nghiệp: 3,20%, (thành thị là 4,33% và nông thôn là 2,50%).

+ Tỉ lệ thiếu việc làm: 3,10%, (thành thị là 3,33% và nông thôn là 2,96%). 

- Hướng giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm: 

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động. 

+ Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu việc làm. 

+ Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề. 

+ Đào tạo lao động các ngành gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học - công nghệ. 

+ Tăng cường truyền thông chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.