Bài 61: Phép trừ phân số

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Phép trừ hai phân số có cùng mẫu số

Hoạt động khám phá:

Bạn Nam có  \(\frac{7}{8}\) cái bánh. Bạn Nam đã ăn  \(\frac{2}{8}\) cái bánh. Hỏi bạn Nam còn lại mấy phần của cái bánh?

Khám phá phép trừ hai phân số cùng mẫu số

Ban đầu, bạn nam có \(\frac{7}{8}\) cái bánh.

Bạn nam đã ăn \(\frac{2}{8}\) cái bánh.

Quan sát hình ảnh, ta thấy bạn Nam còn lại \(\frac{5}{8}\) cái bánh.

Ngoài ra, để tìm số bánh còn lại ta có thể thực hiện phép trừ hai phân số có cùng mẫu số như sau:​

\(\frac{7}{8}-\frac{2}{8}=\frac{7-2}{8}=\frac{5}{8}.\)

Vậy bạn nam còn lại \(\frac{5}{8}\) cái bánh.

Quy tắc trừ hai phân số cùng mẫu số:

Muốn trừ hai phân số cùng mẫu, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.

Ví dụ: \(\frac{7}{9}-\frac{2}{9}=\frac{7-2}{9}=\frac{5}{9}.\)

​@6091198@

II. Phép trừ hai phân số khác mẫu

Hoạt động khám phá:

Bạn nam  có  \(\frac{7}{8}\) cái bánh. Bạn Nam đã ăn \(\frac{1}{4}\) cái bánh. Hỏi bạn Nam còn lại mấy phần của cái bánh?

khám phá phép cộng phân số khác mẫu

 

@6357843@​

Như vậy, ta có thể đưa về phép trừ hai phân số có cùng mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số.

Quy tắc trừ hai phân số khác mẫu:

Muốn trừ hai phân số khác mẫu, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi trừ hai phân số đó.

Ví dụ: \(\frac{3}{4}-\frac{1}{6}=\frac{9}{12}-\frac{2}{12}=\frac{9-2}{12}=\frac{7}{12}.\)

​@6091599@