Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ.
+ Lượng bức xạ tổng cộng ở nước ta lớn
+ Cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam luôn dương.
+ Nhiệt độ trung bình nằm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 20°C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm.
+ Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm.
+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.
- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
+ Gió mùa mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, do tác động của khối khí lạnh từ phương bắc di chuyển xuống theo hướng đông bắc.
+ Gió mùa mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, chịu tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.
Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng:
- Phân hoá bắc - nam
+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và hầu như không thay đổi trong năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.
- Phân hoá đông – tây:
+ Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.
+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
- Phân hoá theo độ cao: khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.