Bài 50. Vi khuẩn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn

- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ nên để quan sát được hình dạng và cấu tạo của chúng ta phải sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại lớn.

- Hình dạng: vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau.

- Kích thước: rất nhỏ bé, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến phần nghìn milimet.

- Cấu tạo: 

 

+ Cấu tạo tế bào vi khuẩn gồm có vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn có một số thành phần khác như lông, roi, …

+ Gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi, …

@64016@

2. Cách dinh dưỡng

- Hầu hết vi khuẩn không màu và không có chất diệp lục nên không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ như ở thực vật.

- Đa số vi khuẩn dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng:

+ Sử dụng chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang phân hủy (vi khuẩn hoại sinh).

+ Sống nhờ trên các cơ thể sống khác (kí sinh).

- Một số ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng như vi khuẩn lam, …

 

@64015@@61175@

3. Phân bố và số lượng

- Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên như trong đất, nước, không khí và cả trong cơ thể sinh vật. Chúng thường tồn tại với số lượng lớn.

+ Khi ta uống nước lã, nước chưa được đun sôi thường hay bị mắc bệnh tả, bị đau bụng vì trong nước lã, nước chưa đun sôi có chứa một số vi khuẩn gây bệnh.

+ Khi ta bón phân cho đất một thời gian sau thấy đất đó mùn hơn vì trong phân bón có chứa 1 số loại vi khuẩn có tác dụng biến đổi các chất hữu cơ có trong đất thành mùn hữu cơ.

- Vi khuẩn phân bố rộng rãi như vậy là nhờ vào sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào. Người ta tính được rằng trong điều kiện thuận lợi chỉ sau 12h từ một vi khuẩn ban đầu có thể sinh ra tới 10 triệu vi khuẩn mới. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại điều kiện bất lợi nên vi khuẩn cũng bị tiêu diệt nhiều.

 

@61172@

4. Vai trò của vi khuẩn

Vi khuẩn phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nên chúng đóng vai trò khá quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người.

a.Vi khuẩn có lợi

* Trong tự nhiên:

- Xác động vật, thực vật nếu chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các muối khoáng. Các chất này được cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.

­- Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản chứa cacbon. Những chất này bị vùi lấp hoặc lắng sâu xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

* Đối với nông nghiệp:

- Một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm (vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần).

* Chế biến thực phẩm 

- Vi khuẩn gây hiện tượng lên men và được sử dụng để chế biến một số loại thực phẩm như muối dưa, muối cà, làm dấm, làm sữa chua, …

- Vi khuẩn còn có vai trò trong công nghệ sinh học như tổng hợp protein, vitamin B12, axit glutamic (làm mì chính), làm sach nguồn nước, …

b. Vi khuẩn có hại

Bên cạnh các vi khuẩn có ích, còn rất nhiều vi khuẩn gây hại.

- Vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người gây bệnh như vi khuẩn gây bệnh tả, vi khuẩn lao, …

- Nhiều vi khuẩn phá hỏng thức ăn vì chúng gây ôi thiu hoặc thối rữa. Các rác có nguồn gốc hữu cơ, các xác động vật, thực vật chết lâu ngày bị các vi khuẩn phân hủy gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường.

 

@64019@

5. Sơ lược về virut

- Vi khuẩn đã có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản, nhưng virut còn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản hơn nhiều.

- Kích thước: rất nhỏ, chỉ khoảng 12 – 15 phần triệu milimet.

- Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc với một phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ.

- Cấu tạo: đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. Chúng chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình.

- Đời sống: kí sinh bắt buộc.

- Vai trò: khi kí sinh virut thường gây bệnh cho vật chủ.

 

@190014@

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Sun ... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (24 tháng 11 2021 lúc 8:58) 0 lượt thích
le sourire đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (3 tháng 11 2021 lúc 19:25) 0 lượt thích
Mưa Tháng Tám đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (5 tháng 9 2021 lúc 20:57) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (1 tháng 9 2021 lúc 13:31) 0 lượt thích
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (10 tháng 8 2021 lúc 8:31) 0 lượt thích
ひまわり(In my personal... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 7 2021 lúc 15:27) 0 lượt thích
Nguyễn Kim Đoàn đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (7 tháng 5 2021 lúc 20:15) 0 lượt thích
Mun Tân Yên đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 5 2021 lúc 7:00) 0 lượt thích
❆❆❉→Đào Hoàng Lâm Tuyền←... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 4 2021 lúc 21:07) 1 lượt thích
Ngô Hải Nam đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (21 tháng 4 2021 lúc 10:20) 2 lượt thích

Khách