Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991

a. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Trước năm 1945: Liên Xô là nước duy nhất đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Sau năm 1945: chủ nghĩa xã hội dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

+ Giai đoạn 1944 – 1945: 

Được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản – địa chủ; 

Nhân dân Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni đã xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. 

+ Giai đoạn 1945 – 1949: 

  •  Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
  •  Tháng 10 – 1949, Cộng hoà Dân chủ Đức thành lập và tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. 

+ Giai đoạn từ 1950 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu. 

  •  Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân. 
  •  Công nghiệp phát triển, điện khí hoá, khoa học – kĩ thuật nâng cao. 
  •  Năm 1949: tham gia sáng lập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV). 
  •  Năm 1955: tham gia sáng lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. 

b. Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh 

- Mông cổ: 

+ Năm 1924: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. 

+ Năm 1940: Định hướng đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Triều Tiên: Tháng 9 – 1948: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Trung Quốc: tháng 10 – 1949 Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Việt Nam: 

+ Năm 1954: miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

+ Năm 1975: sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Lào: tháng 12 – 1975 Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Cu-ba: năm 1961 Cu-ba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

c. Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô 

- Thời gian sụp đổ: chỉ trong vòng ba năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ hoàn toàn. 

- Nguyên nhân chủ quan: 

+ Sai lầm của các nhà lãnh đạo trong việc đề ra và thực hiện đường lối, chính sách cải tổ. 

+ Hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực. 

+ Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Trình độ của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu. 

+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. 

+ Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. 

+ Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm. 

- Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. 

2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay 

a. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay 

- Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh ở một số quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba,…

- Trước những yêu cầu và thách thức mới, các nước đều tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, đổi mới. 

+ Trung Quốc: đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. 

+ Việt Nam: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. 

+ Lào: kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. 

+ Cu-ba: có những dấu hiệu cải cách nhất định về kinh tế - xã hội, vẫn bị cấm vận từ bên ngoài. 

=> Chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội trong thế giới có nhiều biến động. 

b. Thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. 

- Chủ trương: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách, mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

- Thành tựu: 

+ Chính trị: đề ra và xây dựng hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. 

+ Kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, tổng sản lượng kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Từ năm 2010, kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai thế giới. 

+ Về khoa học – kĩ thuật: sau khi phóng tàu “Thần Châu 5”, Trung Quốc là quốc gia thứ ba có tàu đưa người bay vào vũ trị. 

+ Về đối ngoại: đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế quốc tế ngày càng nâng cao. 

+ Năm 1997 và 1999, Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông và Ma Cao – hai trung tâm kinh tế, tài chính lớn.

+ Trung Quốc trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự. 

- Ý nghĩa của công cuộc cải cách: 

+ Khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn. 

+ Kinh tế phát triển, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao.

+ Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội. 

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.