Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Do quá trình hình thành đất:
+ Tác động của điều kiện tự nhiên.
+ Sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Canh tác chưa hợp lí của con người.
→ Hình thành một số loại đất có các yếu tố làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như:
+ Đất chua.
+ Đất mặn.
+ Đất bạc màu.
- Chính vì vậy, cần sử dụng đất trồng hợp lí, khoa học và hiệu quả.
- Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định.
+ Ví dụ:
Cây chè thích hợp với đất chua.
Cây họ Đậu thích hợp với đất kiềm.
Cây cói thích hợp với đất mặn,...
- Trong trồng trọt cần lựa chọn:
+ Cây trồng phù hợp với từng loại đất để cây trồng:
Sinh trưởng, phát triển tốt.
Cho năng suất cao.
- Nếu trồng cây trên đất không thích hợp:
+ Cây sinh trưởng và phát triển chậm.
+ Năng suất thấp.
+ Thậm chí không cho thu hoạch.
- Trong quá trình trồng trọt:
+ Cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất làm cho đất trồng bị:
Suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng.
- Vì vậy, cần phải kết hợp việc trồng trọt và bón phân hợp lí, đặc biệt là:
+ Bón phân hữu cơ.
+ Phân vi sinh.
→ Để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, giúp cải tạo đất.
- Canh tác bền vững gồm:
+ Luân canh.
+ Tăng vụ.
+ Trồng xen.
+ Trồng gối.
+ Làm ruộng bậc thang.
+ Bố trí thời vụ thích hợp.
→ Để tránh điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu (hạn, mặn, lũ lụt,...) nhằm:
+ Tăng năng suất cây trồng.
+ Tạo việc làm cho người dân.
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích gieo trồng.
- Ngoài ra, ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao là:
+ Một trong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng.
a. Đất chua và nguyên nhân gây ra đất chua
- Đất chua là đất trong dung dịch có nồng độ \(H^+\) lớn hơn nồng độ \(OH^-\), nhiều \(Al^{3+}\), \(Fe^{3+}\) tự do.
- Một số nguyên nhân chính làm cho đất bị chua là:
+ Do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm (\(Ca^{2+}\), \(Mg^{2+}\), \(K^+\)) trong đất.
- Trong quá trình trồng trọt, cây trồng:
+ Lấy đi một lượng cation kiềm trong đất mà không được hoàn trả lại cho đất.
+ Do quá trình canh tác bón phân hóa học chua sinh lí (ammonium sulfate, potassium chloride,...) vào đất.
+ Các cation \(NH_{4^+}\), \(K^+\) được keo đất, cây trồng hấp phụ để lại gốc \(SO_4^{2-}\), \(Cl^-\) tạo thành \(H_2SO_4\), HCl làm cho đất bị chua.
- Ngoài ra, sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí đã:
+ Sinh ra nhiều loại acid hữu cơ làm cho đất bị chua.
b. Biện pháp cải tạo đất chua
- Biện pháp bón vôi:
+ Bón vôi khử chua, kết tủa \(Al^{3+}\) và \(Fe^{3+}\) di động.
→ Làm mất khả năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất.
+ Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, huy động thức ăn cho cây.
+ Xúc tiến hình thành kết cấu đất làm cho:
Đất tơi, xốp.
Điều chỉnh pH.
→ Phù hợp với yêu cầu của cây trồng.
- Biện pháp thủy lợi:
+ Xây dựng hệ thống kênh tưới.
+ Tiêu nước để thau chua.
- Biện pháp canh tác:
+ Hạn chế hoặc không làm đất vào mùa mưa ở:
+ Vùng đồi núi.
+ Vùng đất dốc.
→ Nhằm hạn chế rửa trôi các cation kiềm trong đất.
+ Che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh.
a. Đất mặn và nguyên nhân gây ra đất mặn
- Đất mặn là những loại đất có nồng độ muối hoà tan (NaCl, \(Na_2SO_4\),...) trên 2,56‰.
- Đất mặn được hình thành ở các vùng:
+ Ven biển có địa hình thấp do thuỷ triều, vỡ đê.
+ Do nước biển theo các cửa sông vào bến trong đất liền mang theo lượng muối hoà tan làm đất bị mặn.
- Ngoài ra, do nước ngầm chứa hàm lượng muối hoà tan thấm lên tầng đất mặt làm đất bị mặn.
b. Biện pháp cải tạo đất mặn
- Biện pháp bón phân:
+ Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hay sulfate.
+ Bón vôi kết hợp rửa mặn có tác dụng cải tạo đất mặn nhanh chóng.
- Biện pháp thủy lợi:
+ Xây dựng, củng cố hệ thống đê biển, trồng cây chắn sóng để ngăn nước mặn xâm nhập.
+ Xây dựng hệ thống kênh, mương để thau rửa, tiêu mặn.
+ Làm mương hạ mực nước ngầm để ngăn mặn không thấm lên tầng đất trồng.
- Vùng ngoài đê biển cần củng cố:
+ Giữ đê.
+ Trồng cây chắn sóng.
+ Nuôi trồng thủy sản.
- Vùng trong đê biển cần kết hợp vừa sử dụng, vừa cải tạo.
- Biện pháp canh tác:
+ Xây dựng chế độ luân canh hợp lí.
+ Bố trí thời vụ để tránh mặn.
- Chế độ làm đất thích hợp:
+ Cày không lật, xới đất nhiều lần để cắt đứt mao quản của muối không thấm lên tầng đất mặt.
+ Vùng đất đã cải tạo không để đất bị khô hạn, không làm đất ải.
a. Đất xám bạc màu và nguyên nhân gây ra đất xám bạc màu
- Đất xám bạc màu là:
+ Loại đất có tầng canh tác mỏng.
+ Thành phần cơ giới nhẹ.
+ Nghèo chất dinh dưỡng.
+ Đất chua.
+ Vi sinh vật có ích hoạt động kém.
- Đất có thể bị bạc màu do một số nguyên nhân chính sau:
- Ở những vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du miền núi thường có:
+ Địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất diễn ra mạnh mẽ làm cho đất bị bạc màu.
- Do tập quán canh tác lạc hậu:
+ Trồng một loại cây trồng liên tục trong nhiều năm.
+ Làm đất không đúng cách.
+ Bố trí thời vụ không hợp lí.
+ Để đất trống vào mùa mưa,....
→ Làm cho đất trở nên mất cân đối và nghèo dinh dưỡng, bị chua,...
- Ở nước ta, đất xám bạc màu phân bố rộng rãi ở các vùng:
+ Trung du Bắc Bộ.
+ Đông Nam Bộ.
+ Tây Nguyên.
b. Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu
- Biện pháp bón phân:
+ Bón phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh, đặc biệt chú ý bón phân hữu cơ để:
Vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Cho năng suất cao.
+ Bón vôi để nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất.
- Biện pháp thủy lợi:
+ Tưới, tiêu hợp lí nhằm tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong đất.
- Biện pháp canh tác:
+ Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp.
+ Sử dụng công thức:
+ Luân canh.
+ Tăng vụ.
+ Trồng xen cây họ Đậu.
→ Để vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo đất.