Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Đất trồng là:
+ Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.
- Đất trồng được hình thành từ đá mẹ, dưới tác động của các yếu tố:
+ Khí hậu.
+ Địa hình.
+ Sinh vật.
+ Thời gian.
+ Con người.
Các thành phần cơ bản của đất trồng:
- Còn được gọi là dung dịch đất, có thành phần chủ yếu là nước.
- Nước trong đất cung cấp:
+ Nước cho cây.
+ Duy trì độ ẩm đất.
+ Là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng.
- Nguồn nước trong đất trồng gồm:
+ Nước mưa.
+ Nước ngầm.
+ Nước tưới.
- Là thành phần chủ yếu của đất trồng.
- Chất vô cơ:
+ Chất vô cơ do đá mẹ bị phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95%.
+ Trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như:
Đạm.
Lân.
Kali,...
- Chất hữu cơ:
+ Do sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành, chiếm khoảng dưới 5%.
- Phần rắn cung cấp:
+ Chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Giúp cho cây trồng đứng vững.
- Là không khí trong các khe hở của đất, chủ yếu gồm:
+ Khí oxygen.
+ Nitrogen.
+ Carbon dioxide.
+ Hơi nước.
+ Một số loại khí khác.
- Khí trong đất có vai trò quan trọng trong:
+ Quá trình hô hấp của hệ rễ cây trồng.
+ Hoạt động của vi sinh vật đất.
- Gồm côn trùng, giun, động vật nguyên sinh, các loại tảo và các vi sinh vật.
- Sinh vật đất có vai trò:
+ Cải tạo đất.
+ Phân giải tàn dư thực vật, động vật.
+ Phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
a. Khái niệm
- Keo đất là:
+ Những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 μm.
+ Không hoà tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (trạng thái huyền phù).
- Keo đất có vai trò quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hoá học khác của đất.
b. Cấu tạo
- Keo đất gồm:
+ Nhân keo (nằm trong cùng).
+ Lớp điện kép (nằm trên bề mặt của nhân keo).
- Lớp điện kép gồm:
+ Tầng ion quyết định điện nằm sát nhân keo.
+ Có vai trò quyết định keo đất với tầng ion quyết định điện là:
Keo âm hay keo dương.
Lớp điện bù mang điện trái dấu.
- Lớp điện bù gồm:
+ Tầng ion không di chuyển và tầng ion khuếch tán.
+ Ion của tầng khuếch tán có khả năng trao đổi với các ion dung dịch đất.
→ Đây chính là cơ sở của sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
a. Thành phần cơ giới của đất
- Phần vô cơ của đất bao gồm các cấp hạt có đường kính khác nhau.
- Hạt cát có:
+ Đường kính lớn nhất (từ 0,02 mm đến 2 mm).
+ Limon có đường kính trung bình (từ 0,002 mm đến 0,02 mm).
+ Sét có đường kính nhỏ nhất (dưới 0,002 mm).
- Tỉ lệ của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
- Đất chứa càng nhiều hạt có kích thước nhỏ thì:
+ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
- Căn cứ vào thành phần cơ giới, đất trồng được chia thành ba loại chính:
+ Đất cát (tỉ lệ hạt cát lớn).
+ Đất thịt (tỉ lệ các loại hạt cân đối).
+ Đất sét (tỉ lệ hạt sét lớn).
- Giữa các loại đất này còn có các dạng trung gian như:
+ Đất cát pha thịt.
+ Đất thịt nhẹ,...
b. Phản ứng của dung dịch đất
- Phản ứng chua của đất là:
+ Do nồng độ \(H^+\) trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ \(OH^-\).
+ Đất chua có pH dưới 6,6.
- Đất chua sẽ ảnh hưởng đến:
+ Hệ sinh vật đất.
+ Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng.
+ Sự duy trì cân bằng hàm lượng chất hữu cơ và chất vô cơ ở trong đất.
- Phản ứng kiềm của đất là:
+ Do nồng độ \(OH^-\) trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ \(H^+\).
+ Đất kiềm có pH trên 7,5.
- Đất trồng có:
+ Tính kiềm làm tính chất vật lí của đất bị xấu.
+ Mùn trong đất dễ bị rửa trôi.
+ Chế độ nước, không khí trong đất không điều hoà, không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Phản ứng trung tính của đất là do nồng độ \(H^+\) và \(OH^-\) trong dung dịch đất cân bằng nhau.
- Đất trung tính có pH từ 6,6 đến 7,5.
- Đất trồng có phản ứng trung tính tạo môi trường thuận lợi cho:
+ Sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
+ Hệ sinh vật trong đất.