Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácQuy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là một số nguyên âm.
Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (-) trước kết quả nhận được.
Chú ý: Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:
Ví dụ 1. Thực hiện các phép tính sau:
a) (- 9).8; | b) (- 12).(- 5); | c) 15.(- 6); |
Giải:
a) (- 9).8 = - (9.8) = - 72.
b) (- 12).(- 5) = 12.5 = 60.
c) 15.(- 6) = - (15.6) = - 90.
Ví dụ 2. Một xưởng may có chế độ thưởng và phạt cho công nhân như sau: Một sản phẩm tốt được thưởng 80 000 đồng, một sản phẩm có lỗi bị phạt 60 000 đồng. Một công nhân làm được 12 sản phẩm tốt và 2 sản phẩm bị lỗi. Hỏi công nhân nhân được bao nhiêu tiền?
Giải:
Số nguyên biểu thị số tiền thưởng mỗi sản phẩm tốt là + 80 000 đồng.
Số nguyên biểu thị số tiền bị phạt mỗi sản phẩm có lỗi là - 60 000 đồng.
Vậy, số tiền mà công nhân đó nhận được là:
12.(+ 80 000) + 2.(- 60 000) = 600 000 (đồng).
a) Nhân hai số nguyên dương
Ta đã biết cách nhân hai số nguyên dương.
Chẳng hạn: 5.6 = 30; 18.4 = 72.
b) Nhân hai số nguyên âm
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu:
- Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.
- Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng.
Chú ý:
Chẳng hạn:
+) 6.40 = 240;
+) (- 9).(- 21) = 9.21 = 189;
+) (- 4).(- 50) = 4.50 = 200.
a) Tính chất giao hoán
Phép nhân hai số nguyên có tính chất giao hoán: a.b = b.a.
Chẳng hạn:
+) 7.(- 8) = (- 8).7 = - 56.
+) (- 12).6 = 6.(- 12) = - 72.
Chú ý:
Ví dụ 1. Tìm x biết (x - 7).(x + 2) = 0.
Giải:
Ta có (x - 7).(x + 2) = 0.
Suy ra x - 7 = 0 hoặc x + 2 = 0, hay x = 7 hoặc x = - 2.
b) Tính chất kết hợp
Phép nhân các số nguyên có tính chất kết hợp:
(a.b).c = a.(b.c).
Chẳng hạn: [5.(-2)].4 = 5.[(- 2).4] = - 40.
Chú ý: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể viết tích của nhiều số nguyên:
a.b.c = a.(b.c) = (a.b).c.
c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép cộng:
a(b + c) = ab + ac
Phép nhân số nguyên cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a(b - c) = ab - ac
Ví dụ 2. Thực hiện phép tính: (- 4).31 + (- 4).45 + (- 4).22.
Giải:
(- 4).31 + (- 4).45 + (- 4).22
= (- 4).(31 + 45 + 22)
= (- 4).100
= - 400.
Cho a, b \(\in\) \(\mathbb{Z}\) và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì
- Ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a ⋮ b.
- Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích.
Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu là a : b = q.
Chẳng hạn, ta có - 42 = 6.(- 7) nên ta nói:
Ví dụ 1. Tìm thương của các phép chia sau:
a) 520 : (- 40); b) (- 180) : 9; c) (- 125) : (- 5).
Giải:
a) 520 : (- 40) = - 13.
b) (- 180) : 9 = - 20.
c) (- 125) : (- 5) = 25.
Ví dụ 2. Sau một quý kinh doanh, bác Huy lãi được 90 triệu đồng, còn chú Việt lại lỗ 18 triệu đồng Hỏi bình quân trong một tháng mỗi người lãi hay lỗ bao nhiêu tiền?
Giải:
Ta có 90 : 3 = 30; (- 18) : 3 = - 6.
Vậy trung bình trong một tháng bác Huy lãi 30 triệu đồng, chú Việt lỗ 6 triệu đồng.
Chẳng hạn, ta có (- 56) ⋮ 8 nên ta nói - 56 là bội của 8 và 8 là ước của - 56.
Ví dụ. Tìm các ước của 6.
Giải:
Ta có các ước nguyên dương của 6 là 1, 2, 3, 6. Vậy ước của 6 là 1, 2, 3, 6, - 1, - 2, - 3, - 6.