Bài 4. Phép nhân đa thức

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài toán mở đầu

Giả sử độ dài hai cạnh của một hình chữ nhật được biểu thị bởi M = x + 3y + 2 và N = x + y. Khi đó, diện tích của hình chữ nhật được biểu thị bởi công thức

MN = (x + 3y + 2)(x + y)

Trong tình huống này, ta phải nhân hai đa thức M và N. Phép nhân đó được thực hiện như thế nào và kết quả đó có phải là một đa thức hay không?

1, Nhân đơn thức với đa thức

a) Nhân hai đơn thức

Để nhân hai đơn thức \(2x^2y\) và \(-xy^2\) ta làm như sau

 \(2x^2y.(-xy^2)=[2.(-1)](x^2.x)(y.y^2)=-2x^3y^3.\)

Qua ví dụ trên, ta có thể nói:

Muốn nhân hai đơn thức, ta nhân hai hệ số với nhau và nhân hai phần biến với nhau.
@6081296@

b) Nhân đơn thức với đa thức

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích lại với nhau.

Chú ý: Tích của một đơn thức với một đa thức cũng là một đa thức.

@6081364@

2, Nhân đa thức với đa thức

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau.

Chú ý:  

Phép nhân đa thức cũng có các tính chất tương tự phép nhân các số như:

       +) Giao hoán: A.B = B.A.

       +) Kết hợp: A.(B.C) = (A.B).C.

       +) Phân phối với phép cộng: A.(B+C) = A.B + A.C.

Nếu A, B, C là các đa thức tùy ý thì:  A.B.C = A.(B.C) = (A.B.C).

Ví dụ 2: Thực hiện phép tính: \((x-y).(x+y) \)

Hướng dẫn giải

\((x-y).(x+y) \)

\(= x.x +x.y+(-y).x+(-y).y\)

\(= x^2 + xy-xy-y^2\)

\(= x^2 - y^2\).

@6081501@

Ví dụ 3: Trở lại bài toán mở đầu, ta thực hiện phép nhân như sau:

\((x+3y+2)(x+y)=x^2+xy+3xy+3y^2+2x+2y\\=x^2+4xy+3y^2+2x+2y.\)

Ta thấy kết quả cũng là một đa thức.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
dâu cute đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (21 tháng 8 2023 lúc 8:14) 0 lượt thích