Bài 31: Sắt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

  • Sắt nằm ở ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
  • Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2, viết gọn là [Ar]3d64s2.
  • Nguyên tử sắt dễ dàng nhường đi 2 hoặc 3 electron để trở thành ion Fe2+ hoặc Fe3+.
@1793833@

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

  • Sắt là kim loại trắng hơi xám, là kim loại nặng (D = 7,9 g/cm3), nóng chảy ở 1540oC. 
  • Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có tính nhiễm từ.

@1793617@

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa lên số oxi hóa +2, với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

1. Tác dụng với phi kim

 Tác dụng với lưu huỳnhTác dụng với oxiTác dụng với clo
Số oxi hóaSắt bị lưu huỳnh oxi hóa đến số oxi hóa +2.Oxi oxi hóa sắt đến số oxi hóa +2 và +3.Clo oxi hóa sắt đến số oxi hóa +3.
PTHHFe   +   S   \(\underrightarrow{t^o}\)   FeS3Fe   +  2O2  \(\underrightarrow{t^o}\)   Fe3O42Fe   +   3Cl2   \(\underrightarrow{t^o}\)  2FeCl3

2. Tác dụng với axit

a. Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng

Fe khử ion H+ của các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi +2.

Fe    +   2HCl   ➜   FeCl2   +   H2

b. Với dung dịch HNOvà H2SO4 đặc, nóng

Sắt bị oxi hóa lên số oxi hóa cao nhất là +3 khi tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng.

Fe   +   4HNO3   ➜  Fe(NO3)3   +  NO   +   2H2O

Lưu ý: Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.

3. Tác dụng với dung dịch muối

Sắt đẩy được các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa của kim loại ra khỏi dung dịch muối. Trong các phản ứng này, Fe thường bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

Fe   +  CuSO4  ➜   FeSO4   +   Cu

4. Tác dụng với nước

Sắt không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường, nhưng ở nhiệt độ cao, sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO.

3Fe  +  4H2O   \(\underrightarrow{< 570^oC}\)   Fe3O4   +   4H2  

Fe  +  H2O   \(\underrightarrow{>570^oC}\)   FeO  +   H2  

@1793542@@1793757@

IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

  • Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng thứ 2 trong các kim loại (sau nhôm).
  • Sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất trong tự nhiên (quặng sắt): quặng manhetit (Fe3O4), quặng hematit đỏ (Fe2O3), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng xiderit (FeCO3), quặng pirit (FeS2).

  • Sắt còn có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu, có nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
  • Sắt tự do có trong các thiên thạch từ Vũ Trụ rơi vào Trái Đất.
@1793681@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Thảo Phương đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (28 tháng 6 2021 lúc 9:02) 0 lượt thích