Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VI RÚT TRONG TẾ BÀO CHỦ

 

I/ Chu trình nhân lên của Virut (Chu trình sinh tan).

1. Sự hấp phụ:

Virus bám 1 cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào nhờ có gai glicôproteinotein tương thích, nếu không đặc hiệu virua không bám vào được.

2. Xâm nhập:

- Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.

- Đối với virus động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic.

3. Sinh tổng hợp:

Virus thực hiện quá trình tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Nguồn nguyên liệu và enzim do tế bào chủ cung cấp.

4. Lắp ráp:

Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virus hoàn chỉnh.

5. Phóng thích:

Virus phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.

 

II. HIV/ AIDS.

1. Khái niệm.

- HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng gây nhiễm và phá huỷ 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm số lượng tế bào này làm mất khả năng miễn dịh của cơ thể.

- HIV gây nên bệnh AIDS, với biểu hiện: sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy, viêm da…

- Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịchđể tấn công, gọi là vi sinh vật cơ hội. - →Các bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.

2. Ba con đường lây truyền HIV.

- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng… đã bị nhiễm HIV.

- Qua đường tình dục.

- Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.

3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh.

- Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ: kéo dài 2 tuần 3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.

- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1- 10 năm.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện, cuối cùng dẫn đến cái chết.

4. Biện pháp phòng ngừa.

Thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ các TNXH, hiểu biết về AIDS…

Khách