Bài 3: Nguyên tố hoá học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Nguyên tố hoá học

1. Khái niệm nguyên tố hoá học

- Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số hạt proton thuộc về cùng một nguyên tố hoá học.

Ví dụ 1: Ba loại nguyên tử carbon (C) đều có cùng 6 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng một nguyên tố hoá học, nguyên tố carbon (C).

loading...

Mô hình cấu tạo các loại nguyên tử của nguyên tố carbon

​@2843521@

2. Số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử

- Số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử, kí hiệu là Z.

Ví dụ 2: Hạt nhân nguyên tử helium (He) có 2 proton, vậy số hiệu nguyên tử của He là 2 (ZHe = 2).

- Tổng số proton (Z) và neutron (N) trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số khối, kí hiệu là A.

A = Z + N

- Số khối chính bằng tổng số hạt có trong hạt nhân nguyên tử. Giá trị này xấp xỉ bằng giá trị khối lượng nguyên tử khi tính theo đơn vị amu.

- Kí hiệu nguyên tử \(^A_ZX\) cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A).

loading...

Kí hiệu nguyên tử của carbon

​@2843617@

II. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình

1. Đồng vị

- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có hạt nhân khác nhau về số neutron là đồng vị của nhau.

- Tất cả các nguyên tố hoá học đều có nhiều đồng vị.

Ví dụ 3: Hydrogen có các đồng vị là \(^1_1H\)\({}\) (kí hiệu là H), \({}\)\(^2_1H\) (kí hiệu là D), \({}\)\(^3_1H\) (kí hiệu là T),...

2. Nguyên tử khối trung bình

- Nguyên tử khối: là khối lượng tương đối của một nguyên tử, cho biết khối lượng của một nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần 1 amu.

Ví dụ 4: Nguyên tử khối của 12C là 12 do khối lượng của một nguyên tử 12C là 12 amu.

- Nguyên tử khối của nguyên tố hoá học có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị, có tính đến tỉ lệ số nguyên tử các đồng vị tương ứng (xác định từ phổ khối lượng).

Ví dụ 5: Trong tự nhiên, bạc có hai đồng vị 107Ag và 109Ag chiếm lần lượt 51,86% và 48,14% số lượng nguyên tử tương ứng. Nguyên tử khối trung bình của bạc là

\(\dfrac{107\times51,86+109\times48,14}{51,86+48,14}\approx107,96\)

- Nguyên tử khối của một nguyên tử nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên.

​@2843690@

1. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

2. Số proton trong hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử, kí hiệu là Z.

3. Tổng số proton (Z) và neutron (N) trong hạt nhân nguyên tử được gọi là số khối, kí hiệu là A. Giá trị này xấp xỉ khối lượng của nguyên tử (tính theo amu).

4. Kí hiệu nguyên tử \(^A_ZX\) cho biết tên nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A).

5. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có số neutron khác nhau là các đồng vị của nhau.

6. Nguyên tử khối của nguyên tố hoá học có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị, có tính đến tỉ lệ số nguyên tử các đồng vị tương ứng.