Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCác tác nhân vật lí, hóa học, ô nhiễm môi trường, r
a. Bệnh Đao
- Bộ NST:
+ Ở người bị bệnh Đao có 3 NST ở cặp số 21, thừa 1 NST so với người bình thường.
+ Kí hiệu bộ NST: 2n + 1 (đột biến dị bội).
- Đặc điểm:
+ Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, tỷ lệ mắc bệnh 1/700 (châu Âu).
+ Bề ngoài: bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
+ Sinh lí: bị si đần bẩm sinh, không có con.
- Cơ chế hình thành bệnh Đao:
+ Do rối loạn trong quá trình phân bào ở 1 bên bố hoặc mẹ -> cặp NST số 21 không phân li trong quá trình phân bào -> tạo 2 giao tử: n + 1 (có 2 NST của cặp 21) và n – 1 (không có NST nào của cặp 21).
+ Giao tử n + 1 kết hợp với giao tử n trong quá trình thụ tinh -> hợp tử 2n + 1 (cặp NST số 21 có 3 chiếc)
-> bệnh Đao.
b. Bệnh Tocno (OX)
- Bộ NST:
+ Bệnh nhân tocno cặp NST giới tính chỉ có 1 NST X, khác so với người bình thường cặp NST giới tính có 2 NST X.
+ Kí hiệu bộ NST: 2n – 1 (đột biến dị bội).
- Đặc điểm:
+ Bệnh chỉ gặp ở nữ, tỷ lệ khoảng 1/3000.
+ Bề ngoài: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
+ Chỉ khoảng 2% bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không có con.
- Cơ chế phát sinh bệnh tocno (OX):
+ Do rối loạn trong quá trình phân bào ở mẹ.
+ Trong giảm phân, cặp NST giới tính của mẹ không phân li -> 1 giao tử mang cả 2 NST của cặp NST giới tính (XX) và 1 giao tử không có NST nào (O).
+ Giao tử (O) của mẹ kết hợp với giao tử (X) bình thường của bố -> hợp tử OX -> bệnh tocno.
c. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh
+ Bệnh bạch tạng
- Do đột biến gen lặn trên NST thường gây ra.
- Biểu hiện: có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.
+ Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Do gen lặn gây ra.
- Thường thấy ở những người bị nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.
- Ngoài ra, người ta còn phát hiện một số bệnh do gen trội gây ra như xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.
- Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.
- Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ bị bệnh di truyền.
- Tích cực trồng cây gây rừng.
- Xử lí rác thải công nghiệp và sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước.