Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 14 tháng 7 2021 lúc 2:14. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA CHIẾU CẦN VƯƠNG
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885:
+ Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
+ Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt.
+ Đêm mồng 4, rạng sáng ngày mồng 5/7/1885,Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
+ Nhờ ưu thế về vũ khí, Pháp phản công lại, chiếm thành, tàn sát, đốt phá dã man.
2. Phong trào Cần Vương:
Cuộc rút lui của phái chủ chiến:
+ Tôn Thất Thuyết đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.
Phong trào Cần vương: 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là các tỉnh Trung và Bắc kì.
+ Giai đoạn 2 (1888-1896): quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao.
II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Tên khởi nghĩa | Thời gian | Người lãnh đạo | Địa bàn hoạt động | Hoạt động chính |
Khởi nghĩa Ba Đình | 1886 - 1887 | Phạm Bành Đinh Công Tráng | Nga Sơn – Thanh Hóa | Xây dựng chiến tuyến, phòng thủ kiên cố Chặn các cuộc hành quân của địch để tiêu diệt |
Khởi nghĩa Bãi Sậy | 1883 - 1892 | Nguyễn Thiện Thuật | Vùng lau sậy ở Khoái Châu –Hưng Yên | Xây dựng căn cứ, áo dụng chiến thuật du kích, đánh đồn bốt, phá đường giao thông |
Khởi nghĩa Hương Khê | 1885 - 1895 | Phan Đình Phùng Cao Thắng | Hương Sơn, Hương Khê-Hà Tĩnh | Dựa vào rừng núi hiểm trở để chiến đấu |
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?