Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 10 tháng 4 2021 lúc 0:34. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácKIM LOẠI KIỀM VÀ KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2:Cho kim loại Na vào dd CuSO4,sản phẩm tạo ra cóA. Cu.B.Cu(OH)2. C.CuO. D. CuS.
Câu 3: Oxit của kim loại kiềm là A. RO. B. R2O. C. R2O3. D. RO2.
Câu 4: Nguyên liệu để điều chế kim loại kiềm là
A. Muối halogen của kim loại kiềm.B. Muối sunfat của kim loại kiềm.
C. Muối nitrat của kim loại kiềm. D. Muối cacbonat của kim loại kiềm.
Câu 5: Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là
A. Điện phân nóng chảy muối halogen của kim loại kiềm.
B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm, giữa hai cực có màng ngăn xốp.
C. Điện phân dd muối halogenua của kim loại kiềm, giữa hai cực không có màng ngăn xốp.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chúng trong
A. nước. B. dầu hoả. C. cồn. D. amoniac lỏng.
Câu 7: Phương trình điện phân NaOH nóng chảy là
A. 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O. B. 2NaOH 2Na + O2 + H2.
C. 2NaOH 2Na + H2O2. D. 4NaOH 2Na2O + O2 + H2.
Câu 8: Trong quá trình nào sau đây ion Na+ bị khử
A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Kim loại nào sau đây không thuộc loại kim loại kiềm thổ : A. Be. B. Mg. C. Ca. D. K.
Câu 10: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là A. phương pháp thuỷ luyện.
B. phương pháp nhiệt luyện. C. phương pháp điện phân. D. tất cả đều đúng.
Câu 11 : Hợp chất phổ biến nhất và có nhiều ứng dụng của kim loại kiềm thổ là hợp chất của
A. natri. B. magie. C. canxi. D. bari.
Câu 12 : Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động
A. CaCO3 CaO + CO2. B. Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. D. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.
Câu 13 : Nước cứng tạm thời chứa A. ion HCO3-. B. ion Cl-.C. ion SO42-.D. tất cả đều đúng.
Câu 14 : Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của
A. ion Ca2+ và Mg2+. B. ion HCO3-. C. ion Cl- và SO42-. D. tất cả đều đúng.
Câu 15 : Phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời là
A. dùng nhiệt độ. B. dùng Ca(OH)2 vừa đủ. C. dùng Na2CO3. D. tất cả đều đúng.
Câu 16 : Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (IIA) là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17 : Kim loại nào dưới đây không tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường
A. Fe. B. K. C. Na. D. Ba.
Câu 18: Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 5,3. B. 12,9. C. 13,9. D. 18,2.
Câu 19: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24 và 4,48. B. 2,24 và 11,2. C. 6,72 và 4,48. D. 5,6 và 1,2.
Câu 20 : Hoà tan một mẫu hợp kim K-Ba có số mol bằng nhau vào H2O được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc). Sục 0,025 mol CO2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,955. B. 4,344. C. 3,940. D. 4,925.
Câu 21 : Cho 0,05 mol hoặc 0,35 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 đều thu được 0,05 mol kết tủa. Số mol Ca(OH)2 trong dung dịch là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,05.
Câu 22: Cho dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaHCO3 thu được 20 gam kết tủa. Tiếp tục cho thêm a mol Ca(OH)2 vào dung dịch, sau phản ứng tạo ra thêm 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của a và b lần lượt là A. 0,2 và 0,3. B. 0,3 và 0,3. C. 0,3 và 0,2. D. 0,2 và 0,2.
Câu 23: Có 2 cốc riêng biệt: Cốc (1) đựng dung dịch chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3; Cốc (2) đựng dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Khi nhỏ từ từ cốc (1) vào cốc (2) thấy thoát ra V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 6,72 B. 7,84 C. 8.00 D. 8,96
Câu 24 : Hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K2O, Al2O3; và MgO vào nước dư sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch X sau phản ứng thu được kết tủa là: A. BaCO3 B. Al(OH)3 C. MgCO3 D. Mg(OH)2