Bài 24: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tính chất giao hoán của phép cộng

a) Đọc thông tin ở hình 1 và trả lời các câu hỏi dưới đây.

khám phá tính chất giao hoán của phép cộng
Hình 1
​@6756350@@6756421@

Nhận xét 1:

  • Mai mua một cốc nước cam giá 20 000 đồng và một cái bánh giá 15 000 đồng.
  • Vậy Mai phải trả 20 000 + 15 000 = 35 000 đồng.
​@6756513@

Nhận xét 2:

  • Mi mua một cái bánh giá 15 000 đồng và một cốc nước cam giá 20 000 đồng.
  • Vậy Mi phải trả 15 000 + 20 000 = 35 000 đồng.

Như vậy, số tiền Mai và Mi phải trả là như nhau.

b) Xem xét một số giá trị của hai biểu thức a + b và b + a ở bảng dưới đây:

aba + bb + a
434 + 3 = 73 + 4 = 7
696 + 9 = 159 + 6 = 15
858 + 5 = 135 + 8 =13

Ta nhận thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau do phép cộng có tính chất giao hoán.

Tính chất giao hóa của phép cộng.

a + b = b + a
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

2. Tính chất kết hợp của phép cộng

Nhận xét 3:

  • Nam tính lần lượt giá tiền của các nước uống trên tay người phục vụ: nước dứa, nước nho, nước xấu dầm.
  • Rô-bốt tính giá tiền nước uống ở khay thứ hai trước.

Kết quả của hai cách tính giống nhau. Tuy nhiên, cách tính của Rô-bốt thuận tiện hơn.

b) Xem xét một số giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) ở dưới bảng dưới đây:

abc(a + b) + ca + (b + c)
648(6 + 4) + 8 = 10 + 8 = 186 + (4 + 8) = 6 + 12 = 18
391882(39 + 18) + 82 = 57 + 82 = 13939 + (18 + 82) = 39 + 100 = 139

Ta nhận thấy giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) luôn bằng nhau do phép cộng có tính chất kết hợp.

(a + b) + c = a + (b + c )
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

Nhận xét 4:

Bằng cách sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, một số phép tính có thể được tính bằng cách thuận tiện hơn.

Ví dụ: 

Tính bằng cách thuận tiện: 54 + 13 + 46.

Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng ta có:

54 + 13 + 46 = (54 + 46) + 13 = 100 + 13 = 113.