Bài 21 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

 

BÀI 21:

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)

I. LUYỆN TẬP VÀ CỦNG CỐ:

   Nội dung cơ bản cần nắm:

      1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương.

      2.  Phong trào Đồng khởi 1959-1960 ờ Miền Nam.

      3. Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất của CNXH :ĐHĐB toàn quốc lần III 1960.

      4. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 1961-1965.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:Tình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết là

A. Pháp rút quân khỏi miền Bắc .        B. miền Nam bầu cử và thành lập chính phủ.

C. nhân dân hai miền tiến hành Tổng tuyển cử.D. đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc.

Câu 2: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 3: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp. B. Mĩ biến miền Nam  thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.       D. sự can thiệp của quốc tế.

Câu 4: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng miền Bắc sau 1954 là

A. tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

Câu 5: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là

A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.   B. làm hậu phương kháng chiến.

C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.              D. chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Câu 6: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ sau 1954 đến 1975 là gì?

A.Xây dựng chủ nghĩa xã hội.            

B. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Tiến hành cuộc cải cách ruộng đất.  

D. Thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Câu 7: Nét độc đáo, sáng tạo trong đường lối cách mạng của Đảng ta sau năm 1954  được thể hiện như thế nào?

A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Tiến hành cách mạng ở hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau.

D. Tiếp tục cách mạng giải phóng dân tộc cho cả nước.

Câu 8: Vì sao sau hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nhân dân ta không thể tiến hành Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước?

A. Mĩ phá hoại hiệp định, dựng chính quyền tay sai.

B. Đồng bào 2 miền khó khăn trong việc đi lại để tham gia Tổng tuyển cử.

C. Thiếu một ủy ban quốc tế để giám sát.

D. Hậu quả cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm cản trở kế hoạch của ta.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Việt nam trong thời kỳ 1954-1975?

A. Cách mạng miền Nam luôn ở thế tiến công.        B. Miền Nam chưa được giải phóng.

C. Miền Bắc đã được giải phóng.                           D. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Việt nam trong thời kỳ 1954-1975?

A. Miền Bắc chưa được giải phóng.                        B. Miền Nam chưa được giải phóng.

C. Miền Bắc đã được giải phóng.                           D. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Việt nam trong thời kỳ 1954-1975?

A. Cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.                       B. Miền Nam chưa được giải phóng.

C. Miền Bắc đã được giải phóng.                           D. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền.

Câu 12: Một trong những âm mưu của Mỹ trong thời kỳ 1954-1975 là biến miền Nam thành

A. thuộc địa kiểu mới.                                            B. căn cứ quân sự duy nhất.

C. thị trường xuất khẩu duy nhất.                            D. đồng minh duy nhất.

Câu 13: Một trong những âm mưu của Mỹ trong thời kỳ 1954-1975 là biến miền Nam thành

A. căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương.             B. căn cứ quân sự duy nhất.

C. thị trường xuất khẩu duy nhất.                            D. đồng minh duy nhất.

Câu 14 : Nhận định nào không đúng khi đề cập đến giai đoạn đầu của của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1964) ?

A.Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới.

B. Hậu phương miền Bắc đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

C. Trung Quốc,Liên Xô ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang để ta thống nhất đất nước.

D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 15: Nội dung nào không phải là mục tiêu cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mĩ - Diệm?

A. Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ.           B. Bảo vệ hòa bình.

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng.            D. Lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm

Câu 16: Sau Hiệp định Giơnevơ, hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ -Diệm là

A. đấu tranh chính trị, hoà bình.                   B. đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

C. đấu tranh vũ trang.                                   D. khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 17: Cách mạng miền Nam sau kháng chiến chống Pháp (1954) chuyển sang hình thức đấu tranh

A. chính trị chống Mĩ – Diệm.                      B. chính trị kết hợp vũ trang

C. khởi nghĩa vũ trang ở vùng nông thôn.D. kết hợp đấu tranh vũ trang với ngoại giao.

Câu 18: Đầu năm 1955, khi đã đứng được ở miền Nam Việt Nam, tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch

A. “tố cộng”, “diệt cộng” trên toàn miền Nam.

B. “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng” trên toàn miền Nam.

C. “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc” trên toàn miền Nam.

D. “thà bắn lầm còn hơn bỏ sót” trên toàn miền Nam.

Câu 19: Chính sách nào của Ngô Đình  Diệm  gây khó khăn cho cách mạng miền Nam Việt Nam từ 1954-1959?

A.Tiến hành cải cách điền địa.                      B. Gạt Pháp để độc chiếm miền Nam.

C. Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật.                  D. Thực hiện “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.

Câu 20: Từ năm 1957-1959, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh chính trị, hòa bình sang đấu tranh tự vệ, rồi dùng bạo lực cách mạng là do

A. Mĩ -Diệm tiếp tục cuộc 'trưng cầu dân ý", "bầu cử quốc hội".

B. kẻ thù khủng bố dã man những người yêu nước.

C. qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển.

D. thời kì ổn định của Mĩ-Diệm đã kết thúc, nhân dân sẵn sàng nổi dậy.

Câu 21: Vì sao  năm 1959 cách mạng miền Nam phải sử dụng phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang để chống chế độ Mĩ – Diệm?

 A. Mĩ mở rộng chiến dịch tố cộng, diệt cộng.

 B. Diệm ban Luật 1/59 giết người vô tội.

 C. Mĩ mở rộng vùng chiếm đóng.

 D. Thực hiện nhiều cuộc hành quân giết người cướp của.

Câu 22: Việc Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, đạo luật 10-59 chứng tỏ điều gì?

A. Mĩ – Diệm rất mạnh.                              B. Sự suy yếu, ngày càng bị cô lập của chúng.

C. Sức mạnh về quân sự của Mĩ - Diệm.      D. Chính sách độc tài của chế độ gia đình trị.

Câu 23: Để đánh đổ ách thống trị của Mĩ và quân đội Sài Gòn, phương pháp bạo lực cách mạng lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960).

B. kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến 26/3/1955.

C. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1959).

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1973).

Câu 24: Quyết định cơ bản của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959) về đấu tranh chống Mĩ – Diệm là gì?

A. Dùng đấu tranh ngoại giao.                                B.Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài.

C.Thực hiện phương pháp đấu tranh  hòa bình.      D. sử dụng chính trị kết hợp bạo lực.

Câu 25: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960) có vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh.

B. Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam.

C. Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công.

D. Đoàn kết và lãnh đạo toàn dân chống đế quốc và chính quyền tay sai.

Câu 26: Kết quả nào sau đây là của phong trào “Đồng Khởi” Bến Tre đạt được?

A. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.

B. Mĩ làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm .

C. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã .

D. Buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược miền Nam.

Câu 27: Kết quả to lớn của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) là

A. giải phóng nhiều thôn xã ở Nam Bộ,Trung Bộ,Tây Nguyên.

B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

C. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

D. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Câu 28:Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã

A. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

B. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền Ngô Đình Diệm.

C. làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

D. buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược.

Câu 29: Ý nghĩa to lớn của phong trào 'Đồng khởi" (1959-1960) là

A. giáng một đòn vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

B. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. đưa đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công.

Câu 30: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”?

A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.

C. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Câu 31: Với thắng lợi phong trào Đồng Khởi, đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?

A. “Việt Nam hóa chiến tranh”.              B. “Chiến tranh cục bộ”.

C. “Chiến tranh đơn phương”.                D. “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 32: Từ năm 1954 – 1960 Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn sang thế tiến công sau sự kiện nào?

 A.  Phong trào Đồng Khởi.                   B. Cuộc nổi dậy ở Bc Ái

 C. Trung ương cục miền Nam ra đời.   D. Chiến thắng Ấp Bắc

Câu 33: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 -1975), sự kiện nào đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Phong trào đấu tranh đòi hòa bình sau 1954.      B. Mĩ thất bại trong chiến tranh đặc biệt.

C. Phong trào Đồng khởi.                                        D. Trận Điện Biên phủ trên không.

Câu 34: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9/1960) đã đề ra

A. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.

B. phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh vũ trang chống Mĩ Diệm.

C. đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Biện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc.

Câu 35: Văn kiện nào đã được thông qua trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9/1960?

A.  Báo cáo chính trị, báo cáo sữa đổi điều lệ Đảng, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

B. Báo cáo chính trị, báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.

C. Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, bầu Trường chinh làm Tổng Bí thư.

D. Thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 36: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương nào sau đây?

A. Tiến hành chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Bắc-Nam.

B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở hai miền Bắc-Nam.

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền Bắc-Nam.

D. Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Bắc-Nam.

Câu 37: Vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam (1954-1975) là

A. trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

B. hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

C. giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh.

D. làm nghĩa vụ hậu phương của chiến tranh cách mạng.

Câu 38: Vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ở Việt Nam (1954 – 1975) là

A. trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

B. giành thắng  lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh.

C. nối liền hậu phương quốc tế với chiến trường miền Nam.

D. xây dựng thành công cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu 39: Sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam , Mĩ  chuyển sang chiến lược chiến tranh

 A. đặc biệt.                   B. đơn phương.      C. Cục bộ.                    D.Việt Nam hóa.

Câu 40:. Âm mưu cơ bản của chiến tranh đặc biệt là

A. dùng người Việt đánh người Việt.                       B. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

C. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.          

D. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

Câu 41: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mĩ thực hiện ở miền Nam  từ 1961-1965?

 A. chiến tranh đặc biệt.              B. chiến tranh Cục bộ.

 C. Việt Nam hóa chiến tranh.    D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 42: Giải thích nào đúng về “Ấp chiến lược”?

A. Nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.

B. Là trại tập trung trá hình để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân.

C. Là mô hình kinh tế - xã hội do Mĩ trực tiếp quản lí ở miền Nam.

D. Là một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta.

Câu 43: Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập "ấp chiến lược" là

A. củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn.

B. tách dân ra khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định miền Nam.

C. mở rộng vùng kiểm soát, ngăn cản nhân dân với cách mạng.

D. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.

Câu 44: Những cuộc hành quân trang bị “ thiết xa vận”, “ trực thăng vận” được Mĩ thực hiện trong chiến lược chiến tranh nào?

A. “Chiến tranh đặc biệt”.              B.“Chiến tranh đơn phương”.

C.“Chiến tranh Cục bộ”.                D.“Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 45: Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam Mĩ đã

A. dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.                          

B. sử dụng các chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận.

C. mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia.

D. tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.

Câu 46:  Chính sách dùng người Việt đánh người Việt trong “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam thể hiện âm mưu nào của Mĩ? 

A. Giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.

B. Quân Mĩ và quân Đồng minh rút dần khỏi chiến tranh.

C.Tăng sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn.

D. Tận dụng xương máu của người Việt.

Câu 47:không sử dụng biện pháp nào sau đây trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

 A. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.       B. Hành quân càn quét.

 C. Hành quân “tìm diệt”.                   D. Lập bộ chỉ huy quân sự ở Sài Gòn.

Câu48:Trong “Chiến tranh đặc biệt”, “bình định” miền Nam trong vòng 2 năm là mục tiêu
kế hoạch nào sau đây?

A. Giôn-xơn - Mác-na-ma-ra.                         B. Bình định toàn miền Nam.

C. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.                    D. Sta- lây - Tay-lo.

Câu 49: “Đội quân tóc dài” ra đời trong cuộc đấu tranh chống chiến lược

A. “Chiến tranh đơn phương”.                 B. “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “Chiến tranh cục bộ”.                          D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 50: Chiến thắng Ấp Bắc (1-1963) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ?

A. Đông Dương hóa chiến tranh.                   B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Chiến tranh cục bộ.                                  D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 51: Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Chiến thắng Ấp Bắc.                               B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng Đồng Xoài.                          D. Chiến thắng Ba Gia.

Câu 52:  Chiến thắng  Bình Giã (2-12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ?

A. Chiến tranh đặc biệt.                    B. Chiến tranh cục bộ.

C.  Việt Nam hóa chiến tranh.          D. Chiến lược Aixenhao .

Câu 53: “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam trong

A. Phong trào Đồng khởi 1959-1960.

B. Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược 1961-1965.

C. Đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Pari

D. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ- Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Câu 54: Phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam từ năm 1961-1965 đã góp phần

A. đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. phá vỡ từng mảng lớn Ấp chiến lược ở miền Nam.

C. đánh sập từng mảng chính quyền Diệm ở địa phương.

D. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

Câu 55: Tính đến năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, chứng tỏ điều gì?

A. chiến tranh đặc biệt nguy cơ phá sản  B. chính sách bình định bị phá sản về cơ bản.

C. địa bản giải phóng được mở rộng.D. phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam.

Câu 56: Phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ (1959 – 1965) có gì khác so với giai đoạn từ (1954 – 1959)?

A.Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang.    B.Đấu tranh chính trị là chủ yếu.

C.Đấu tranh vũ trang là chủ yếu.                   D.Kết hợp binh vận với vũ trang.

Câu 57: Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1975) là gì?

A. Sử dụng quân Mỹ và đồng minh làm lực lượng nòng cốt.

B. Nhằm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

C. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt.

D. Nhằm âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam

Câu 58: Điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) với chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A. sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.

B. thực hiện các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định".

C. nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

D. sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.

Câu 59: Từ thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” để lại cho cách mang miền Nam kinh nghiệm gì?

A.Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.

B.Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với vũ trang.

C.Kết hợp giữa đấu tranh binh vận với chính trị.

D.Sử dụng bạo lực cách mạng.

Câu 60: Tính chất độc đáo chưa từng có trong tiền lệ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 là

A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền.

B. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

D. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam.

 

Khách