Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácPHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
a. Tình hình thế giới
+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, trở thành hiểm hoạ lớn đe doạ hoà bình và an ninh thế giới
+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) họp ở Mátxcơva xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ, tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra.
+ Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử và lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành một số chính sách tự do, dân chủ áp dụng phần nào cho các thuộc địa.
b. Tình hình trong nước
*Chính trị
- Tại Đông Dương, chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa, cử toàn quyền mới, sửa đổi đôi chút luật bầu cử và viện Dân biểu, nới rộng quyền tự do báo chí.
=> Vì vậy, nhiều Đảng phái với xu hướng chính trị khác nhau cũng hoạt động, nhưng chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất.
* Kinh tế
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế “chính quốc”.
- Nông nghiệp: Tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, chủ yếu trồng cao su, đay, gai, bông …
- Công nghiệp: Đẩy mạnh khai mỏ. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm...
- Thương nghiệp: Thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu.
=> Những năm 1936 – 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
* Xã hội
- Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
- Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
- Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép .
- Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp .
- Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ .
=> Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Căn cứ tình hình thế giới, trong nước và vận dụng đường lối của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (7/1936) do Lê Hồng Phong chủ trì tại Thượng Hải (Trung Quốc), đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược mới dựa trên tinh thần của Đại hội VII của Quốc tế cộng sản.
- Xác định nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
- Quyết định thành lập Mặt trận nhân dân Phản đế Đông Dương (tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, cá nhân...thực hiện nhiệm vụ trên.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: kết hợp hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Được tin Quốc hội Pháp sẽ cử phái đoàn điều tra Đông Dương, Đảng phát động các tầng lớp nhân dân hội họp thảo ra bản nguyện vọng gửi tới phái đoàn.
- Các ủy ban hành động thành lập khắp cả nước để tập hợp lực lượng quần chúng và chuẩn bị Đông Dương Đại hội. Phong trào phát triển nhanh chóng, buộc nhà cầm quyền Pháp phải cải thiện phần nào điều kiện lao động, tiền lương cho công nhân, ân xá cho tù chính trị.
- Lo sợ trước sự phát triển của phong trào, tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp.
- Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đầu năm 1937, nhân dịp phái viên của chính phủ Pháp là Gôđa sang Việt Nam điều tra tình hình Đông Dương, quần chúng nhân dân đã biến cuộc “đón rước” Gôđa thành cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh dân chủ.
- Phong trào biểu tính, mít tinh đòi quyền sống của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh từ năm 1937 – 1939.
- Nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn có đông đảo quần chúng tham gia.
- Là một hình thức đấu tranh mới mẻ của Đảng
- Đảng vận động người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức phong kiến, tư sản dân tộc ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng kinh tế
- Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.
- Từ 1937 báo chí công khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay …, bằng tiếng Pháp: Lao động), Tranh đấu…, đã tuyên truyền, giới thiệu về chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân chủ, dân sinh thời kỳ 1936 – 1939.
- Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu…
- Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.
=> Thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng.
- Phong trào đã buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939 đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, xây dựng được đội quân chính trị quần chúng đông đảo.
- Qua cao trào, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng; Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng của Đảng được phổ biến rộng rãi; Đội ngũ, cán bộ Đảng viên ngày càng trưởng thành.
- Bài học về Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Komorebi đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 2 2022 lúc 17:44) | 0 lượt thích |