Bài 21. Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Chuẩn bị

1. Thiết bị và dụng cụ

Kính lúp

Kính hiển vi

Kính hiển vi

Đĩa petri

Đĩa petri

Thìa inox

Lam kính và lamen

Lam kính và lamen

Nước cất

Kim mũi mác

Kim mũi mác

Dao mổ

2. Mẫu vật

  • Trứng cá.
  • Củ hành tây.

II. Cách tiến hành

1. Làm tiêu bản, quan sát và vẽ tế bào biểu bì củ hành tây

  • Bước 1: Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành sau đó tạo một vết cắt hình vuông nhỏ kích thước 7 - 8 mm ở mặt trong của vảy hành.
  • Bước 2: Sử dụng panh/ kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì).
  • Bước 3: Đặt lớp tế bào này lên lam kính.
  • Bước 4: Nhỏ một giọt nước cất lên phần mẫu vật.
  • Bước 5: Đậy lamen lại bằng cách trượt lamen từ một cạnh. Sử dụng giấy thấm để thấm bớt phần nước thừa.
  • Bước 6: Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.

Tế bào biểu bì củ hành tây quan sát dưới kính hiển vi

@540794@

2. Quan sát và vẽ tế bào trứng cá

Các tế bào trứng cá
  • Bước 1: Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào trong đĩa petri.
  • Bước 2: Nhỏ một ít nước vào đĩa.
  • Bước 3: Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau ra.
  • Bước 4: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
  • Bước 5: Vẽ hình tế bào em quan sát được.

III. Thu hoạch

@540857@

Đặc điểm giúp phân biệt được tế bào biểu bì hành tây và tế bào trứng cá:

  • Hình dạng tế bào.
  • Kích thước tế bào.
  • Các thành phần cấu tạo nên từng loại tế bào: tế bào biểu bì hành tây (thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân tế bào), tế bào trứng (màng sinh chất, tế bào chất, nhân).

❓ Vẽ lại hình dạng của tế bào biểu bì hành tây và tế bào trứng cá.