Bài 21. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

BÀI 31 + 32 + 33. ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

 

1. Nhận biết

Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện

A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất.                                   B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới.                                     D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là

A. đều sản xuất bằng thủ công.

B. đều sản xuất bằng máy móc.

C. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng.

D. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu.

Câu 3. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là

A. khí hậu.                          B. khoáng sản.                         C. biển.                                   D. rừng.

Câu 4. Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của

A. các ngành kinh tế.           B. nông nghiệp.                        C. giao thông vận tải.               D. thương mại.

Câu 5. Tính chất hai giai đoạn của ngành sản xuất công nghiệp là do                             

A. trình độ sản xuất.            B. đối tượng lao động.             C. máy móc, thiết bị.                D. trình độ lao động

Câu 6. Nhân tố nào sau đây giúp ngành công nghiệp phân bố ngày càng hợp lí hơn?

A. Dân cư và nguồn lao động.                                            B. Thị trường.

C. Đường lối chính sách.                                                     D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Câu 7. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp là

A. tài nguyên thiên nhiên.                                                    B. vị trí địa lí.

C. dân cư và nguồn lao động.                                             D. cơ sở hạ tầng.

Câu 8. Ý nào sau đây đúng với vai trò của ngành sản xuất công nghiệp?

A. Là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.

C. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.

D. Tạo ra mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương, các nước.

Câu 9. Đâu không phải sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm?

A. Dệt - may, da giày, nhựa.                                               B. Thịt, cá hộp và đông lạnh.

C. Rau quả sấy và đóng hộp.                                              D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát.

Câu 10. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

B. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Câu 11. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ.                          B. Châu Âu.                            C. Trung Đông.                        D. Châu Đại Dương.

Câu 12. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho

A. nhà máy chế biến thực phẩm.                                         B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.                              D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Câu 13. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?

A. Than.                             B. Dầu mỏ.                              C. Sắt.                                     D. Mangan.

Câu 14. Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại

A. hóa phẩm, dược phẩm.                                                  B. hóa phẩm, thực phẩm.        

C. dược phẩm, thực phẩm. D. thực phẩm, mỹ phẩm.

Câu 17. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là

A. điểm công nghiệp.                                                          B. vùng công nghiệp.

C. trung Tâm công nghiệp.   D. khu công nghiệp tập trung.

Câu 18. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò

A. nhằm áp dụng có hiệu quả thành tựu KHKT vào sản xuất.

B. nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, vật chất và lao động.

C. nhằm hạn chề tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra.

D. nhằm phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 19. Đặc điểm nào sau đây thuộc về khu công nghiệp tập trung?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.                                     B. Các xí nghệp, không có mối liên kết nhau.

C. Có ranh giới rõ ràng, được đặt nơi có vị trí thuận lợi.       D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn.

Câu 20. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố đâu?

A. Thị trường lao động rẻ.                                                  B. Giao thông thuận lợi.

C. Nguồn nguyên liệu phong phú.                                        D. Những thành phố lớn.

Câu 21. Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là

A. vùng công nghiệp.           B. điểm công nghiệp.               D. trung tâm công nghiệp.        C. khu công nghiệp.

Câu 22. Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau

A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp.

C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp.

Câu 23. Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của

A. điểm công nghiệp.           B. khu công nghiệp.                 C. trung tâm công nghiệp.         D. vùng công nghiệp.

Câu 24. Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm trung tâm công nghiệp?

A. Là một điểm dân cư trong đó có vài xí nghiệp công nghiệp.

B. Có ranh giới rõ ràng, có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta.

C. Khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với một đô thị có quy mô từ vừa đến lớn.

D. Không gian rộng lớn, tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp với chức năng khác nhau.

Câu 27. Vai trò nào dưới đây không phải là của ngành công nghiệp?

A. Sản xuất ra lương thực - thực phẩm cho con người.

B. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

C. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Cung cấp tư liệu sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 30. Ngành nào sau đây thuộc ngành công nghiệp năng lượng?

A. luyện kim.                       B. dệt may.                              C. cơ khí.                                D. điện lực.

Câu 32. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?

A. Than.                             B. Dầu mỏ.                              C. Sắt.                                     D. Đồng.

Câu 33. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia?

A. Thực phẩm.                                                                   B. Năng lượng.                       

C. Điện tử - tin học.                                                           D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 35. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất?

A. Điểm công nghiệp.          B. Vùng công nghiệp.               D. Trung tâm công nghiệp.       C. Khu công nghiệp.

Câu 36. Đặc điểm nào sau đây đúng với điểm công nghiệp?

A. Gắn với đô thị vừa và lớn.                                              B. Khu vực có ranh giới rõ ràng.

C. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn.                                       D. Đồng nhất với một điểm dân cư.

Câu 37. Ngành nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?

A. Khai thác than.                B. Khai thác dầu khí.              C. Điện lực.                             D. Điện tử tin học.

Câu 39. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là

A. điểm công nghiệp.           B. xí nghiệp công nghiệp.         D. trung tâm công nghiệp.        C. khu công nghiệp.

Câu 41. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.

D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

Câu 44. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung nhiều nhất ở

A. Trung Đông.                   B. Bắc Mĩ.                              C. Mĩ La Tinh.                         D. Tây Âu.

Câu 45. Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng

A. củi gỗ.                            B. than đá.                               C. dầu khí.                               D. năng lượng mới.

 

2. Thông hiểu

Câu 46. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp?

A. Vị trí địa lí.                                                                     B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. Thị trường.                                                                    D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 47. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp?

A. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn.

B. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ.

C. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

D. Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành.

Câu 48. Ý nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp?

A. Luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.

B. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.                     

C. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế.

D. Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế.      

Câu 49. Ý nào sau đây không đúng với tính chất tập trung cao độ của công nghiệp?

A. Tập trung tư liệu sản xuất.                                              B. Thu hút nhiều lao động.

C. Tạo ra khối lượng lớn sản phẩm.                                    D. Cần không gian rộng lớn.

Câu 50. Tính chất tập trung cao độ trong công nghiệp được thể hiện rõ ở việc

A. làm ra tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.

B. phân phối sản phẩm công nghiệp trên thị trường.

C. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.

D. tập trung nhiều điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp.

Câu 51. Ý nào sau đây chưa chính xác về đặc điểm của ngành công nghiệp?

A. Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ.

B. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp.

C. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới.

D. Có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Câu 52. Ngành sản xuất công nghiệp khác với ngành nông nghiệp ở chỗ

A. đất trồng là tư liệu sản xuất.                                            B. cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động.

C. phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.                      D. ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Câu 53. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.                            B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.       D. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

Câu 59. Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

C. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản.

D. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.

Câu 60. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của một khu công nghiệp là có

A. các loại hình giao thông. B. bãi kho, bến cảng và hệ thống giao thông.

C. nhiều nhà máy xí nghiệp.                                                 D. điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc.

Câu 61. Ý nào sau đây không thuộc khu công nghiệp tập trung?

A. Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ.                                   B. Có vị trí thuận lợi gần bến cảng, sân bay.

C. Gồm nhiều nhà máy xí nghiệp có quan hệ với nhau.         D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn.

Câu 62. Ý nào sau đây là đặc điểm chính của vùng công nghiệp?

A. Có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi.

B. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu.

C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.

D. Tập trung ít xí nghiệp, không có mối liên hệ với nhau.

Câu 63. “Điểm công nghiệp” được hiểu là

A. một đặc khu kinh tế, có cơ sở hạ tầng thuận lợi.

B. một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.

C. một điểm dân cư có 1 đến 2 xí nghiệp công nghiệp, gần vùng nguyên liệu.

D. một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 64. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của

A. trung tâm công nghiệp.                                                   B. khu công nghiệp tập trung.

C. điểm công nghiệp.                                                          D. vùng công nghiệp.

Câu 65. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là

A. điểm công nghiệp.                                                          B. khu công nghiệp tập trung.

C. trung tâm công nghiệp.                                                   D. vùng công nghiệp.

Câu 66. Hai ngành công nghiệp chính sử dụng các sản phẩm của cây công nghiệp là

A. hóa chất và thực phẩm.   B. sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm.

C. dệt may và thực phẩm.                                                   D. sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm.

Câu 67. Nguồn năng lượng nào dưới đây được coi là năng lượng sạch có thể tái tạo được?

A. Than đá.                         B. Dầu mỏ.                              C. Khí đốt.                              D. Địa nhiệt.

Câu 71. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp?

A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

B. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

D. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế.

Câu 72. Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là

A. thị trường tiêu thụ.                                                          B. dân cư và lao động.

C. đường lối chính sách.                                                     D. tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Câu 74. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng các xí nghiệp, khu công nghiệp?

A. Thị trường.                     B. Vị trí địa lí.                          C. Cơ sở hạ tầng.                     D. Nguồn lao động.

Câu 75. Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho

A. nhà máy chế biến thực phẩm.                                         B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.                           D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

 

3. Vận dụng

Câu 76. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước là

A. tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP.                B. tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

C. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp.                      D. tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.

Câu 77. Nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là

A. Dân cư, nguồn lao động.                                                B. Thị trường.

C. Cơ sỏ hạ tầng, vất chất kĩ thuật.                                     D. Đường lối chính sách.

Câu 85. Ở Việt Nam, trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất về giá trị sản xuất công nghiệp?

A. Biên Hòa.                       B. Thủ Dầu Một.                     C. TP. Hồ Chí Minh.               D. Vũng Tàu.

Câu 86. Những nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới thường có

A. nguồn thủy năng lớn.       B. địa hình dốc, hiểm trở.         C. nền kinh tế phát triển.             D. trữ lượng than lớn.

Câu 87. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến trong thời kì công nghiệp hóa là

A. điểm công nghiệp.                                                          B. khu công nghiệp.

C. trung tâm công nghiệp.                                                   D. vùng công nghiệp.

Câu 88. Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp hiện nay là

A. dân cư và lao động                                                        B. tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

C. thị trường tiêu thụ.                                                          D. chính sách của nhà nước.

Câu 89. Sản xuất công nghiệp khác sản xuất nông nghiệp ở đặc điểm nào sau đây?

A. Có tính chất tập trung cao độ.                                        B. Cần nguồn lao động dồi dào.

C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.                                   D. Bao gồm một số ngành phức tạp.

Câu 90. Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các nước đang phát triển là

A. sản xuất phục vụ xuất khẩu.                                            B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.                               D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp.

Câu 91. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Điểm công nghiệp.                                                         B. Khu công nghiệp.

C. Vùng công nghiệp.                                                         D. Trung tâm công nghiệp.

C. ven các thành thố lớn.                                                    D. nơi tập trung đông dân.

 

BÀI 35. VAI TRÒ. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ

NGÀNH DỊCH VỤ

 

1. Nhận biết

Câu 1. Dịch vụ không phải là ngành?

A. Góp phần giải quyết việc làm.

B. Làm tăng giá trị hàng hóa nhiều lần.

C. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

D. Phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Câu 2. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Hoạt động đồn thể.                                                        B. Hành chính công.

C. Hoạt động buôn, bán lẻ.                                                  D. Thông tin liên lạc.

Câu 3. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành

A. dịch vụ công.                  B. dịch vụ tiêu dùng.                C. dịch vụ kinh doanh.             D. dịch vụ cá nhân.

Câu 4. Các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục, thể dục thể thao. thuộc về nhóm ngành

A. dịch vụ cá nhân.              B. dịch vụ kinh doanh.             C. dịch vụ tiêu dùng.                D. dịch vụ công.

Câu 5. Những ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ?

A. Ngành thông tin liên lạc. B. Ngành bảo hiểm.

C. Ngành du lịch.                                                               D. Ngành xây dựng.               

Câu 6. Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là

A. quy mô, cơ cấu dân số.                                                  B. mức sống và thu nhập thực tế.

C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.                           D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Câu 7. Ở nhiều nước người ta chia các ngành dịch vụ ra thành các nhóm là

A. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công.

B. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ cá nhân.

C. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh.

D. Dịch vụ cá nhân, dịch vụ hành chính công, dịch vụ buôn bán.

Câu 8. Nước nào có trên 80% số người làm việc trong các ngành dịch vụ?

A. Anh.                               B. Hoa Kì.                              C. Pháp.                                  D. Bra-xin.

Câu 9. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất thế giới

A. Niu I-ooc, Luân Đôn, Tô-ki-ô.                                      B. Niu I -ooc, Luân Đôn, Băng Cốc.

D. Xin-ga-po, Niu I-ooc, Luân Đôn.                                  C. Oa-sinh-tơn, Luân Đôn, Gia-các-ta.

Câu 10. Ngành nào dưới đây khôngthuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Tài chính, bảo hiểm.        B. Thông tin liên lạc.                C. Giao thông vận tải.              D. Hành chính công.

Câu 11. Dịch vụ kinh doanh gồm

A. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, tư vấn.

B. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ cá nhân.

C. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, khoa học công nghệ.

D. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, giáo dục.

Câu 12. Ngành dịch vụ nào duới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Hoạt động đoàn thể.       B. Hành chính công.                 C. Bán buôn, bán lẻ.                D. Thông tin liên lạc.

Câu 13. Những hoạt động nào sau đây được xếp vào nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Giáo dục, y tế và bất động sản.                                      B. Tài chính, bán buôn và bán lẻ.

C. Vận tải, bảo hiểm và viễn thông.                                     D. Bán buôn, du lịch và giáo dục.

Câu 14. Ở nhiều nước trên thế giới ngành dịch vụ được chia thành

A. dịch vụ công, dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng.

B. dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ tiêu dùng.

C. dịch vụ kinh doanh, dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng.

D. dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng.

Câu 15. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính bảo hiểm…thuộc nhóm dịch vụ

A. công.                              B. kinh doanh.                         C. tiêu dùng.                            D. sản xuất.

 

2. Thông hiểu

Câu 16. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là.

A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.                                             B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ.                                   D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

Câu 17. Khu vực nào có cơ cấu ngành hết sức phức tạp?

A. Công nghiệp.                  B. Nông nghiệp.                      C. Dịch vụ.                              D. Xây dựng.

Câu 18. Trung tâm dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam là

A. Đà Nẵng.                       B. Nha Trang.                         C. Hải Phòng.                          D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 19. Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là

A. New York, London, Tokyo.                                          B. New York, London, Paris.

C. Oasinton, London, Tokyo.                                             D. Singapore, New York, London, Tokyo.

Câu 20. Ngành nào sau đây được xếp vào nhóm dịch vụ kinh doanh?

A. Bảo hiểm.                       B. Giáo dục.                            C. Thể dục thể thao.                D. Y tế.

Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sự phân bố ngành dịch vụ phát triển mạnh?

A. Phân bố gần khu dân cư.                                               B. Xa khu dân cư.

C. Gần tuyến đường giao thông.                                          D. Gần cảng.

Câu 22. Có‎ ý ‎ ‎‎ nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch là.

A. trình độ phát triển kinh tế đất nước.                                B. mức sống và thu nhập thực tế của người dân.

C. sự phân bố các điểm du lịch.                                          D. sự phân bố các tài nguyên du lịch.

Câu 23. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với

A. trung tâm công nghiệp.    B. ngành kinh tế mũi nhọn.

C. sự phân bố dân cư.                                                        D. ngành kinh tế trọng điểm.

Câu 24. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ ngành công nghiệp không khói” là

A. bảo hiểm.                       B. buôn bán.                            C. tài chính.                             D. du lịch.

Câu 25. Ngành nào sau đây được coi là “ngành công nghiệp không khói’’?

A. Du lịch.                          B. Kiểm toán.                          C. Bảo hiểm.                           D. Ngân hàng.     

Câu 26. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng đến

A. hiệu quả các ngành dịch vụ.                                            B. mức độ tập trung ngành dịch vụ.

C. hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.                              D. trình độ phát triển ngành dịch vụ.                   

Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?

A. Các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn.

B. Ở các nước phát triển, tỉ trọng của dịch vụ chỉ thường dưới 50%.

C. Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước châu Phi thấp nhất.

D. Bắc Mĩ và Tây Âu có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao nhất.

Câu 28. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế?

A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.             B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước.

C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ.                     D. Thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn.

Câu 29. Tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?

A. Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.                    B. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

C. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.                                             D. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

Câu 30. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng

A. thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn.                         B. phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ.

C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước.                   D. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.

Câu 31. Tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?

A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.                                             B. Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

C. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.               D. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

 

3. Vận dụng

Câu 32. Cơ cấu dân số có trẻ em đông thì đặt ra yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nào?

A. Các khu an dưỡng.         B. Các khu văn hóa.                C. Trường học, nhà trẻ.            D. Hoạt động đoàn thể.

Câu 33. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là

A. Bảo hiểm, ngân hàng.      B. Thông tin lên lạc.                 C. Hoạt động đoàn thể.            D. Du lịch.

Câu 34. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?

A. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

B. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh.

C. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

D. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 35. Yếu tố nào sau đây có vai trò quan trọng đối với sự hình thành các điểm du lịch?

A. Sự phân bố tài nguyên du lịch.                                        B. Sự phân bố các điểm dân cư.

C. Trình độ phát triển kinh tế.                                             D. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng.

Câu 36. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với sự phân bố

A. công nghiệp.                   B. nông nghiệp.                        C. dân cư.                               D. giao thông.

 

4. Vận dụng cao

Câu 37. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với.

A. các trung tâm công nghiệp.                                             B. các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Sự phân bố dân cư.                                                       D. các vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 38. Nguyên nhân nào sau đây chủ yếu nhất ở các nước đang phát triển lao động trong ngành dịch vụ cao?

A. Năng suất lao động trong nông, công nghiệp cao.           B. Ngành dịch vụ có trình độ cao.

C. Trình độ phát triển kinh tế của đất nước.                         D. Ngành dịch vụ cơ cấu đa dạng.

Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn thấp là do

A. cơ cấu ngành đơn giản.                                                   B. thiếu lao động có kĩ thuật.

C. phân bố các không đồng đều.           D. trình độ phát triển kinh tế th

BÀI 36 + 37 + 39. ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

1. Nhận biết

Câu 1. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. sự chuyên chở người và hàng hóa.                                  B. phương tiện giao thông và tuyến đường.

C. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách.                      D. các loại xe vận chuyển và hàng hóa.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải?

A. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.

B. cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất.

C. phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân được thuận tiện.

D. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động.

Câu 3. Đâu không phải là tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

A. khối lượng vận chuyển.   B. khối lượng luân chuyển.

C. cự li vận chuyển trung bình.                                            D. sự hiện đại của các loại phương tiện.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?

A. cự li vận chuyển trung bình tính bằng km.

B. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

C. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở.

D. khối lượng luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn. km.

Câu 5. Ở vùng ôn đới về mùa đông, loại hình giao thông vận tải nào hoạt động kém thuận lợi nhất?

A. Đường sắt.                     B. Đường sông.                       C. Đường hàng không.             D. Đường ô tô.

Câu 6. Loại động vật nào sau đây có thể dùng làm phương tiện dùng để vận chuyển ở vùng hoang mạc?

A. Bồ câu.                          B. Tuần lộc.                             C. Lạc đà.                               D. Ngựa.

Câu 7. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng vì

A. tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới.

B. tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa.

C. chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của con người trong một quốc gia.

D. chỉ gắn hoạt động trong nước với các quốc gia trong khu vực.

Câu 8. Đường sắt và đường biển có ưu điểm giống nhau là

A. an toàn.                                                                         B. tính cơ động cao.

C. tốc độ nhanh.                                                                 D. chở được hàng nặng, cồng kềnh.

Câu 9. Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là

A. chí phí xây dựng cầu đường quá lớn.                              B. tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm.

C. gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường.           D. độ an toàn chưa cao thường xuyên xảy ra tai nạn.

Câu 10. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là

A. ít gây ra những vấn đề về môi trường.                             B. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn.

C. tốc độ vận chuyển nhanh nhất.                                        D. an toàn và tiện nghi.

Câu 11. Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới?

A. Thái Bình Dương.           B. Đại Tây Dương.                  C. Ấn Độ Dương.                    D. Bắc Băng Dương.

Câu 12. Ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường sắt là

A. vận tốc nhanh, đảm nhận vận chuyển quốc tế.

B. vận chuyển được các hàng nặng, ổn định, giá rẻ.

C. tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.

D. tốc độ vận chuyển nhanh mà không phượng tiện nào sánh kịp.

Câu 13. Ngành trẻ nhất trong các loại hình vận tải là

A. Đường ô tô.                   B. Đường hàng không.             C. Đường ống.   D. Đường sắt.

Bản.

Câu 15. Ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường ô tô

A. vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh.

B. vận chuyển được các hàng nặng, ổn định, giá rẻ.

C. tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.

D. tốc độ vận chuyển nhanh mà không phượng tiện nào sánh kịp.

Câu 16. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. khối lượng vận chuyển.   B. chất lượng của dịch vụ vận tải.

C. khối lượng luân chuyển. D. sự chuyên chở người, hàng hóa.

Câu 17. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, cơ sở hạ tầng cần đi trước một bước là

A. giao thông vận tải.           B. mạng lưới y tế.                    C. thông tin liên lạc.                  D. cơ sở giáo dục.

Câu 18. Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành kinh tế nào?

A. Nông nghiệp.                  B. Công nghiệp.                       C. Dịch vụ.                              D. Du lịch.

Câu 19. Loại hình vận tải có tính cơ động, khả năng thích ứng cao với mọi loại địa hình, đạt hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình là giao thông đường

A. sắt.                                 B. ô tô.                                    C. sông.                                   D. biển.

Câu 20. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải?

A. Điều kiện tự nhiên.          B. Các ngành sản xuất.            C. Phân bố dân cư.                  D. Phát triển đô thị.

Câu 21. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. khối lượng hàng hóa vận chuyển.                                    B. sự chuyên chở hành khách và hàng hóa.

C. số luợng hành khách chuyên chở.                                    D. cự li vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Câu 22. Ưu điểm nổi bật của ngành hàng không là

A. cước phí vận chuyển rẻ. B. khối luợng vận chuyển lớn.

C. ít gây ô nhiễm môi trường.                                              D. tốc độ vận chuyển nhanh.

Câu 23. Quốc gia và khu vực nào sau đây tập trung số lượng sân bay lớn nhất thế giới?

A. Hoa Kì và Đông Âu.                                                      B. Hoa Kì và Tây Âu.

C. Hoa Kì và Bắc Á.                                                          D. Liên Bang Nga và Châu Âu.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của ngành giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân?

A. Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

B. Tạo các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

C. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng xa.

D. Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong và ngoài nước.

Câu 25. Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành giao thông đường

A. ô tô.                               B. sắt.                                     C. sông.                                   D. biển.

Câu 26. Ngành vận tải nào sau đây thuộc vào loại trẻ nhất?

A. Đường ống.                    B. Đường ô tô.                        C. Đường sông.                       D. Đường biển.

Câu 27. Phát biểu nào sau đay đúng với ưu điểm của đường sông, hồ?

A. Rẻ, ổn định.                                                                   B. Cơ động, tiện lợi.                

C. Trẻ, tốc độ cao.                                                             D. Rẻ, chở được hàng cồng kềnh.         

Câu 28. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. chuyên chở người.                                                          B. chuyên chở hàng hóa.                       

C. quãng đường đi được.                                                    D. chuyên chở người và hàng hóa.

Câu 29. Giá rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh là ưu điểm của ngành vận tải

A. đường sắt.                      B. đường sông.                        C. đường biển.                         D. đường ô tô.

Câu 30. Kênh đào Xuy - Ê nối Biển Địa Trung Hải với

A. biển Đỏ.                         B. Bạch Hải.                            C. biển Đen.                            D. biển Ban Tích.

 

2. Thông hiểu

Câu 31. Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước?

A. Nông nghiệp.                  B. Công nghiệp.                       C. Thông tin liên lạc.                D. Giao thông vận tải.

Câu 32 Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng

A. tốc độ vận chuyển nhanh và thời gian vận chuyển ngắn.

B. thời gian vận chuyển ít và khối lượng luân chuyển nhiều.

C. khối lượng luân chuyển nhiều và tốc độ vận chuyển nhanh.

D. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho người và hàng hóa.

Câu 33. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?

A. khí hậu.                          B. địa hình.                              C. sông ngòi.                           D. sinh vật.

Câu 34. Nhân tố nào sau đây quy định sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải?

A. tài nguyên thiên nhiên.                                                    B. điều kiện tự nhiên.              

C. sự phân bố dân cư.                                                        D. sự phát triển công nghiệp.

Câu 35. Những khu vực nằm gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông thường là nơi tập trung

A. các vùng nông nghiệp chủ chốt.                                      B. các danh lam, di tích lịch sử.

C. các khu vực nhiều khoáng sản.                                       D. các ngành sản xuất, dân cư.

Câu 36. Ý nào sau đây thể hiện giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ?

A. vai trò của ngành giao thông vận tải.                               B. đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

C. điều kiện để phát triển giao thông vận tải.                        D. trình độ phát triển giao thông vận tải.

Câu 37. Nhân tố kinh tế - xã hội nào sau đây không có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?

A. sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư.                  B. đặc điểm địa hình, khí hậu và thời tiết.

C. sự phát triển, phân bố của ngành kinh tế quốc dân.         D. việc phát triển công nghiệp của địa phương.

Câu 38. Mạng lưới sông ngòi dày đặt ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông tải?

A. phát triển giao thông đường thủy.                                    B. phát triển giao thông đường sắt.

C. phát triển giao thông đường hàng không.                         D. phát triển giao thông đường biển.

Câu 39. Yếu tố nào sau đây có tác động thúc đẩy đến sự phát triển ngành giao thông đường biển?

A. Nhu cầu về tài nguyên, nguyên liệu để sản xuất.              B. Do sự mở rộng buôn bán quốc tế.

C. Do sự phát triển của nền kinh tế.                                    D. Quan hệ quốc tế được mở rộng.

Câu 40. Loại phương tiện vận tải nào phối hợp tốt với tất cả các loại phượng tiện vận tải khác?

A. Đường ô tô.                   C. Đường thủy.                        B. Đường hàng không.             D. Đường sắt.

Câu 41. Ưu điểm nào không phải của loại hình giao thông vận tải đường biển?

A. vận chuyển dầu thô và sản phẩm từ dầu mỏ.                   B. khối lượng luân chuyển hàng hóa khá lớn.

C. đảm nhận vận chuyển quốc tế.                                        D. vận tốc nhanh không phương tiện nào sánh kịp.

Câu 42. Ưu điểm nào không phải của loại hình giao thông đường ô tô?

A. Có hiệu quả cao ở cự li ngắn và trung bình.

B. Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác.

C. Vận chuyển được hàng nặng trên tuyến đường xa, giá rẻ.

D. Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.

Câu 43. Nhược điểm nào không phải của loại hình giao thông vận tải đường hàng không?

A. Cước phí rất đắt.                                                           B. Trọng tải thấp.

C. Khí thải gây thủng tầng ôdôn.                                         D. Vận tốc chậm.

Câu 44. Loại hình giao thông vận tải đường sắt có mật độ cao nhất ở châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì là do

A. có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển.                          B. gắn liền với phát triển ngành công nghiệp.

C. gắn liền với vận chuyển dầu mỏ.                                     D. nhu cầu vận chuyển hành khách lớn.

Câu 45. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?

A. Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người, hàng hóa.

B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ, sự tiện nghi.

C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, luân chuyển.

D. Số lượng hành khách luân chuyển đo bằng đơn vị tấn. km.

Câu 46. Nhân tố ảnh hưởng đến loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tảilà

A. đặc điểm dân cư.            B. điều kiện kinh tế.                 C. điều kiện tự nhiên.               D. nguồn vốn đầu tư.

Câu 47. Ngành vận tải có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới là

A. đường ô tô.                    B. đường sắt.                           C. đường biển.                         D. đường ống.

Câu 48. Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là

A. Vôn- ga và Rai- nơ.                                                       B. Rai-nơ và Đa- nuýp.

C. Đa-nuýp và Vôn-ga.       D. Vôn- ga và Iê-nít-xây.

Câu 49. Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.

B. Quyết định sự phát triển mạng lưới giao thông vận tải.

C. Quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông.

D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.

Câu 50. Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ô tô là

A. ô nhiễm môi trường.        B. tai nạn giao thông.               C. ách tắc giao thông.              D. ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 51. Đối với hoạt động sản xuất, ngành giao thông vận tải không có vai trò nào sau đây?

A. Vận chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.

B. Cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu cho sản xuất.

C. Giúp các hoạt động sinh hoạt người dân thuận tiện.

D. Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra bình thường.

Câu 52. Chất lượng sản phẩm của giao thông vận tải không được đo bằng

A. tốc độ chuyên chở.                                                        B. sự tiện nghi cho khách.

C. sự chuyên chở người.                                                     D. an toàn cho hàng hóa

Câu 53. Loại hình vận tải đặc biệt nào được hình thành trong các thành phố lớn và chùm đô thị?

A. Giao thông vận tải thành phố.                                         B. Giao thông hành không.

C. Giao thông đường sắt.                                                    D. Giao thông đường thủy.

Câu 54. Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ôtô là

A. ô nhiễm môi trường.        B. tai nạn giao thông.               C. ách tắc giao thông.              D. hao tốn nhiên liệu.

Câu 55. Các kênh đào được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu để

A. nối các châu lục với nhau.

B. rút ngắn thời gian và khoảng cách vận chuyển.

C. hạn chế bớt tan nạn cho tầu thuyền khi đi trên đại dương.

D. dễ dàng nối các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới với nhau.

 

 

3. Vận dụng

Câu 56. Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là

A. điều kiện tự nhiên.          B. dân cư.                               C. nguồn vốn đầu tư.               D. điều kiện kĩ thuật.

Câu 57. Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là

A. khối lượng luân chuyển. B. khối lượng vận chuyển.

C. cự li vận chuyển trung bình.                                            D. cự li và khối lượng vận chuyển.

Câu 58. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

A. Kinh tế - xã hội.                                                             B. Điều kiện tự nhiên.

C. Vị trí địa lý.                                                                    D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 59. Ngành đường sắt hiện nay đạt được tiến bộ chủ yếu là

A. tốc độ nhanh.                 C. mạng lưới rộng.                   B. an toàn.                               D. giá thành hạ.

Câu 60. Nhật Bản là một quốc đảo nên loại hình giao thông vận tải nào sau đây thuận lợi phát triển?

A. Đường sắt.                     B. Đường ôtô.                         C. Đường biển.                        D. Đường sông.

Câu 61. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở hai bờ đối diện Đại Tây Dương vì

A. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển.

B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Tây Âu và Nhật Bản.

C. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Bắc Mỹ và Tây Âu.

D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Hoa Kì và Nhật Bản.

Câu 62. Ngành vận tải nào sau đây gây ô nhiễm khí quyển ở tầng cao?

A. Đường ô tô.                   C. Đường biển.                        B. Đường hàng không.             D. Đường sắt.

Câu 63. Ở nước ta vào mùa lũ, các ngành vận tải gặp nhiều trở ngại nhất là

A. đường ô tô, đường ống. B. đường ô tô, đường sông.

C. đường sắt và đường sông.                                              D. đường ô tô và đường sắt.

Câu 64. Địa hình nhiều đồi núi ở nước ta ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển ngành giao thông vận tải?

A. Chỉ phát triển loại hình giao thông vận tải đường bộ.

B. Khó khăn tới công tác thiết kế các loại hình giao thông.

C. Hạn chế thời gian hoạt động của ngành giao thông vận tải.

D. Khó khăn phát triển giao thông vận tải đường hàng không.

Câu 65. Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải?

A. Công tác thiết kế các công trình vận tải.                          B. Sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.

C. Hoạt động của các phương tiện vận tải.                          D. Sự phân bố của các loại hình vận tải.

Câu 66. Vận tải đường ống trên thế giới phát triển nhanh trong những năm gần đây do nguyên nhân nào sau đây?

A. Chính sách ưu tiên đầu tư cho giao thông vận tải.

B. Công nghiệp sản xuất thiết bị đường ống phát triển.

C. Sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp dầu khí.

D. Nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng.

Câu 67. Cho bảng số liệu:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG TIÊN VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, NĂM 2003.

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển

(nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển

(triệu tấn. km)

Đường sắt

8. 385, 0

2. 725, 4

(Nguồn, số liệu SGK địa lí 10)

Cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của đường sắt là

A. 307 km.                         B. 309 km.                              C. 325 km.                              D. 327 km.

Câu 68. Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, nhân tố cần chú ý hàng đầu là

A. điều kiện tự nhiên.          B. phân bố dân cư.                  C. nguồn vốn đầu tư.               D. điều kiện kĩ thuật.

Câu 69. Ở nước ta, những hệ thống sông nào sau đây có điều kiện phát triển mạnh giao thông vận tải đường thủy?

A. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.

B. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thu Bồn.

C. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

D. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long.

 

4. Vận dụng cao

Câu 70. Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

A. Cự ly vận chuyển trung bình.                                          B. Khối lượng luân chuyển.

C. Cước phí vận chuyển.                                                    D. Khối lượng vận chuyển.

Câu 71. Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ôtô là

A. ô nhiễm môi trường.        B. tai nạn giao thông.               C. ách tắc giao thông.              D. cạn kiệt dầu mỏ.

Câu 72. Hai ngành vận tải đường hàng không và đường biển hiện nay có chung đặc điểm

A. an toàn.                                                                         B. khối lượng vận chuyển lớn.

C. hiện đại.                                                                         D. phương tiện lưu thông quốc tế.

Câu 73. Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển?

A. Đường sắt.                     C. Đường ôtô.                         B. Đường biển.                        D. Đường sông.

Câu 74. Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất?

A. Tốc độ còn chậm, thiếu an toàn.                                     B. Cước phí vận tải đắt, trọng tải thấp.

C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn.                                 D. Vận chuyển trên tuyến đường xa.

Câu 75. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản có đội tàu buôn lớn nhất thế giới là

A. có nhiều hải cảng lớn.

B. Nhật bản có vị trí giáp biển và đại dương lớn.

C. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu.

D. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.

 

BÀI 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI

 

1. Nhận biết

Câu 1. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ?

A. Tài nguyên thiên nhiên.    B. Di sản văn hóa, lịch sử.

C. Phân bố điểm dân cư.                                                    D. Mức sống và nhu cầu thực tế.

Câu 2. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả

A. tăng.                               B. giảm.                                   C. ổn định.                               D. biến động.

Câu 3. Thị trường hoạt động theo quy luật

A. cung và cầu.                   B. mua và bán.                        C. sản xuất và tiêu dùng.          D. xuất và nhập.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngành ngoại thương?

A. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.            B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.

C. Liên kết thị trường các vùng trong một nước.                  D. Hợp tác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Câu 5. Người tiêu dùng luôn luôn mong cho

D. thị trường biến động.      B. cung nhỏ hơn cầu.               C. cung và cầu cân bằng.          A. cung lớn hơn cầu.

Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu?

A. Hàng hóa có nguy cơ khan hiếm.                                    B. Giá cả có xu hướng tăng lên.

C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ.                                         D. Hàng hóa được tự do lưu thông.

Câu 7. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng là

A. thị trường.                      B. hàng hóa.                            C. thương mại.                         D. tiền tệ.

Câu 8. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây?

A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.               B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.

C. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.                D. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Câu 9. Giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán khi

A. cung nhỏ hơn cầu.           B. cung và cầu cân đối.            C. thị trường biến động.           D. cung lớn hơn cầu.

Câu 10. Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ

A. trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.                  B. xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới.

C. nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới.                D. quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.

Câu 11. Thị trường là

A. nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.                        B. nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

C. nơi diễn ra hai hoạt động xuất và nhập khẩu.                   D. nơi cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ.

Câu 12. Hàng hoá là

A. sản phẩm đem ra thị trường để bán và trao đổi để thu giá trị.

B. vật chất do con người tạo ra rất đa dạng phục vụ người dân.

C. sự kết tinh sức lao động của con người trong một thời gian nhất định.

D. sản phẩm dùng để cho con người sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Câu 13. Tiền được xem là

A. hàng hoá được đưa ra thị trường dể trao đổi.                  B. vật chất do con người tạo ra.

C. hàng hoá đặc biệt xuất hiện từ trong hàng hoá.                D. giá trị để lưu thông trên thị trường.

Câu 14. ASEAN là tổ chức kinh tế khu vực của vùng

A. Nam Á.                          B. Trung Á.                             C. Tây Nam Á.                        D. Đông Nam Á.

Câu 15. Cán cân xuất nhập khẩu là

A. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương.

B. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu.

C. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất.

D. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu.

Câu 16. Thị trường hoạt động theo quy luật

A. hàng hoá.                       B. cung - cầu.                          C. cầu – cung.                         D. giá trị.

Câu 17. WTO là tổ chức

A. kinh tế Châu á Thái Bình Dương.                                    B. thương mại thế giới.

C. xuất khẩu dầu mỏ thế giới.                                              D. lương thực thế giới.

Câu 18. Theo cách phân loại, ngành thương mại được chia làm

A. ba phân ngành.               B. hai phân ngành.                   C. bốn phân ngành.                  D. năm phân ngành.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của thương mại đối với đời sống người dân?

A. Thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng.

B. Thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.

C. Thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hóa.

D. Thúc đẩy sự phân công lao động phân công lao động.

Câu 20. Thương mại gồm những hoạt động nào?

A. Nội thương và ngoại thương.                                          B. Xuất khẩu và nhập khẩu.

C. Tài chính và ngân hàng.   D. Bên mua và bên bán.

Câu 21. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ

A. trong một quốc gia.         B. giữa các quốc gia.               C. trên phạm vi toàn cầu.         D. giữa các châu lục.

 

2. Thông hiểu

Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng khi trong một quốc gia có sự phát triển của ngành ngoại thương?

A. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

B. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

C. Làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới.

D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển của ngành nội thương của một quốc gia?

A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.

B. Phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

C. Phục vụ tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

D. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển?

A. Tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất.

B. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

C. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo đầu ra cho sản phẩm.

D. Chỉ có lợi cho các nhà sản xuất, không có lợi cho người tiêu dùng.

Câu 25. Hiện nay nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - xã hội thế giới là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nhu cầu xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

B. Nhu cầu về xuất khẩu hàng điện tử và tin học.

C. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có công nghệ cao.

D. Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới.

Câu 26. Ý nào sau đây là vai trò của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)?

A. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán trong các nước EU.

B. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán trên toàn thế giới.

C. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển.

D. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán giữa các nước Đông nam Á.

Câu 27. Trong thương mại, dịch vụ hoạt động nào sau đây đóng vai trì quan trọng?

A. Tiếp thị (ma-ket-tinh) và phân tích thị trường.                 B. Quảng cáo trên hệ thống các đài truyền hình.

C. Mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp.         D. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.

Câu 28. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì hậu quả sẽ là

A. sản xuất và giá cả ổn định.                                              B. sản xuất phát triển, giá cả tăng.

C. sản xuất và giá cả sẽ giảm.                                             D. ngừng sản xuất trong một thời gian.

Câu 29. Để kích thích mở rộng sản xuất mạnh trên thị trường, các nhà kinh doanh cần biết

A. giá trị hàng hoá giảm.                                                     B. cung lớn hơn cầu.

C. cầu lớn hơn cung.                                                           D. người bán gặp khó khăn.

Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là hàng hoá?

A. Máy móc, thiết bị.                                                          B. Quần áo, giày dép.

C. Lương thực, thực phẩm. D. Sức lao động của con người.

Câu 31. Nhập siêu là kết quả về cán cân thương mại của một nước ở vào tình trạng

A. thặng dư về mậu dịch.                                                    B. thâm hụt về mậu dịch.

C. cân bằng về mậu dịch.                                                    D. có ưu thế về thương mại.

Câu 32. Nội dung nào dưới đây nói lên chức năng của tiền tệ?

A. Loại hàng hoá đặc biệt.                                                  B. Vật ngang giá của hàng hoá.

C. Thước đo giá trị của hàng hoá.                                       D. Mua hàng hoá, dịch vụ.

Câu 33. Điều nào sau đây nói lên động lực để phát triển nền kinh tế của một nước?

A. Sản xuất phát triển mạnh.                                               B. Giá cả hàng hoá tăng nhanh.

C. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.                             D. Cầu lớn hơn cung.

Câu 34. Chính sách nhập khẩu tư bản của các nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện

A. Ngoại thương sẽ phát triển mạnh.

B. Thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

C. Giá trị nhập khẩu tăng lên, nền kinh tế có điều kiện.

D. Giải quyết nhiều việc làm và hiện đại hoá cơ sở vật chất.

Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của nội thương?

A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một nước.

C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất theo vùng.

D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

Câu 36. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của thương mại?

A. Góp phần hướng dẫn tiêu dùng.                                      B. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

C. Gắn thị trường trong nước với thế giới.                            D. Đấy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước.

Câu 37. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngoại thương

A. tạo ra thị trường thống nhất trong nước.

B. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.

C. thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.

D. phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

Câu 38. Ngành thương mại không có vai trò

A. điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.   

B. thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa.

C. tạo ra nguyên liệu, tư liệu, máy móc cho nhà sản xuất.

D. tạo ra thị yếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng.

 

3. Vận dụng

Câu 39. Cho bảng số liệu sau

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014

STT

NƯỚC

TỔNG SỐ

XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

1

Trung Quốc

4 501

2 252

2 249

2

Hoa Kì

3 990

1 610

2 380

3

Nhật Bản

1 522, 4

710, 5

811, 9

4

Đức

2 866

1 547

1 319

5

Pháp

1 212, 3

578, 3

634

       Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết trong năm 2014 các nước nào xuất siêu?

A. Trung Quốc, Đức.          B. Trung Quốc, Hoa Kì.          C. Đức, Pháp.                         D. Đức, Nhật Bản

Câu 40. Cho bảng số liệu sau

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA

HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014

STT

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)

Dân số

(triệu người)

Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người

(tỉ USD)

1

Hoa Kì

1 610

323, 9

4 970, 6

2

Trung Quốc

(kể cả đặc khu Hồng Công)

2 252

1 373, 5

1 639, 6

3

Nhật Bản

710, 5

126, 7

5 607, 7

(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)

 Theo số liệu ở bảng trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu, dân số và giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và nhật Bản năm 2014.

A. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất.

B. Hoa Kì có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất.

C. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là thấp nhất.

D. Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Hoa Kì và thấp nhất là Trung Quốc.

Câu 41. Cho bảng số liệu sau

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA

HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014

STT

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu

(tỉ USD)

Dân số

(triệu người)

1

Hoa Kì

1 610

323, 9

2

Trung Quốc

(kể cả đặc khu Hồng Công)

2 252

1 373, 5

3

Nhật Bản

710, 5

126, 7

(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)

Biểu đồ thể hiện rõ nhất giá trị xuất khẩu và dân số vủa Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản năm 2014 là

A. Biểu đồ cột.                   B. Biểu đồ đường.                   C. Biểu đồ miền.                      D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 42. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014

(Đơn vị: tỉ USD)

STT

NƯỚC

TỔNG SỐ

XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

1

Trung Quốc

4 501

2 252

2 249

2

Hoa Kì

3 990

1 610

2 380

3

Nhật Bản

1 522, 4

710, 5

811, 9

4

Đức

2 866

1 547

1 319

5

Pháp

1 212, 3

578, 3

634

(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)

Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của các nước trong bảng số liệu trên.

A. Biểu đồ cột.                   B. Biểu đồ đường.                   C. Biểu đồ miền.                      D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 43. Tổ chức nào sau đây giải quyết tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực thương mại?

A. NAFTA.                        B. EU.                                     C. WTO.                                 D. OPEC.

Câu 44. Hàng hoá nào sau đây có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới?

A. Nguyên liệu, nhiên liệu.   B. Lương thực - thực phẩm sơ chế.

C. Máy móc thiết bị.                                                          D. Sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao.

Câu 45. Tập quán tiêu dùng mới của người Việt được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Trực tiếp vào các chợ địa phương để mua sắm mỗi ngày.

B. Luôn nắm thông tin khi mua hàng hoá để tiêu dùng an toàn.

C. Vào các siêu thị để mua sắm sẽ an toàn hơn vì đã qua kiểm tra.

D. Mua hàng hoá qua mạng thông tin sẽ không mất nhiều thời gian.

Câu 46. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Châu Phi, Tây Á, Mĩ La - tinh là

A. khoáng sản thô hoặc mới sơ chế.                                    B. các sản phẩm của ngành chăn nuôi.

C. gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ.                                D. sản phẩm từ các cây công nghiệp

 

4. Vận dụng cao

Câu 48. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA

HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014

STT

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu

(tỉ USD)

Dân số

(triệu người)

1

Hoa Kì

1 610

323, 9

2

Trung Quốc

(kể cả đặc khu Hồng Công)

2 252

1 373, 5

3

Nhật Bản

710, 5

126, 7

(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)

 Dựa vào kết quả xử lí từ bảng trên, giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản năm 2014 lần lượt là

A. 4 970, 6; 1 639, 6; 5 607, 7.                                         B. 5 970, 6; 1 639, 6; 5 607, 7.

C. 4 970, 6; 2 639, 6; 5 607, 7.                                         D. 5 970, 6; 1 639, 6; 6 607, 7.

Câu 49. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014

(Đơn vị: tỉ USD)

STT

NƯỚC

TỔNG SỐ

XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

1

Trung Quốc

4 501

2 252

2 249

2

Hoa Kì

3 990

1 610

2 380

3

Nhật Bản

1 522, 4

710, 5

811, 9

4

Đức

2 866

1 547

1 319

5

Pháp

1 212, 3

578, 3

634

(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)

Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, cán cân xuất nhập khẩu của các nước Trung Quốc, Hoa Kì và Nhật Bản lần lượt là

A. 3; -770; -101, 4.            B. 4; -770; -101, 4.                 C. -3; 770; 101, 4.                  D. -4; 770; 101, 4.

Câu 50. Nội dung nào sau đây nói lên mặt trái của nhập khẩu tư bản ở nhóm nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay?

A. Nền kinh tế có điều kiện phát triển.                                B. Nhập khẩu hàng hoá, thiết bị rất hiện đại.

C. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường.                                 D. Tănh nhanh chóng các chuyên gia nước ngoài.

Câu 51. Biện pháp nào phù hợp nhất để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước nghèo và đang phát triển trong thời kì thương mại toàn cầu phát triển mạnh?

A. Không nhập khẩu thiết bị lạc hậu bên ngoài.

B. Giảm tình trạng khai thác tài nguyên trong nước.

C. Xử lí khâu nước thải khi đưa vào môi trường tư nhiên.

D. Nâng cao ý thức của người dân về vấn đề môi trường.

Câu 52. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN

GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

Năm

2010

2012

2014

2015

Xuất khẩu

69, 5

77, 1

82, 2

82, 4

Nhập khẩu

73, 1

85, 2

92, 3

101, 9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015?

A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.                    B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014.

C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.                   D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012.

Câu 53. Cho bảng số liệu:

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ

DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016

(Đơn vị: Tỷ đô la Mĩ)

Quốc gia

Cam-pu-chia

Bru-nây

Lào

Mi-an-ma

Xuất khẩu

12, 3

5, 7

5, 5

11, 0

Nhập khẩu

13, 1

4, 3

6, 7

17, 7

(Nguồn: Niên giám thống kê Vit Nam 2016, NXB Thng kê, 2017)

Theo bảng số liệu, nhn xét nào sau đây không đúng về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một số quốc gia năm 2016?

A. Bru-nây thấp hơn Lào.                                                   B. Lào thấp hơn Mi-an-ma.

C. Mi-an-ma cao hơn Cam-pu-chia.                                   D. Cam-pu-chia thấp hơn Lào.

Câu 54. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

 (Đơn vị: tỉ USD)

Năm

2010

2012

2013

2014

2015

Xuất khẩu

1578

2049

2209

2342

2275

Nhập khẩu

1396

1818

1950

1959

1682

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)

Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất - nhập khẩu của Trung

Quốc, giai đoạn từ năm 2010 - 2015?

A. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.                            B. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu.

C. Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.                                 D. Tỉ trọng nhập khẩu giảm so với xuất khẩu.

Câu 55. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?

A. Năng suất lao động xã hội.                                             B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Mức sống và thu nhập thực tế.                                       D. Phân bố và mạng lưới dân

 

 

BÀI 41 + 42. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 

1. Nhận biết

Câu 1. Môi trường sống của con người bao gồm

A. tự nhiên, xã hội.                                                             B. tự nhiên, nhân tạo.

C. nhân tạo, xã hội.                                                            D. tự nhiên, xã hội và nhân tạo.

Câu 2. Chức năng của môi trường là

A. không gian sống và cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

B. không gian sống và chứa đựng phế thải của con người.

C. cung cấp tài nguyên thiên nhiên và chứa đựng phế thải.

D. không gian sống, cung cấp tài nguyên và chứa đựng phế thải.

Câu 3. Môi trường tự nhiên có vai trò

A. rất quan trọng nhưng không quyết định.

B. không quan trọng sự phát triển loài người.

C. quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

D. không thể thiếu sự tồn tại và phát triển xã hội loài người.

Câu 4. Tài nguyên thiên nhiên được phân thành

A. đất, nước, không khí và sinh vật.                                    B. có thể bị hao kiệt và không bị hao kiệt.

C. tài nguyên phục hồi và không phục hồi.                           D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp.

Câu 5. Tài nguyên đất trồng được xem là

A. không thể phục hồi.        B. có thể phục hồi.                   C. bị hao kiệt.                          D. vô tận.

Câu 6. Tài nguyên không bị hao kiệt là

A. khoáng sản.                    B. rừng.                                   C. không khí.                           D. động vật.

Câu 7. Môi trường xã hội bao gồm

A. quan hệ sản xuất với tư liệu sản xuất.

B. giao tiếp và phân phối sản phẩm xã hội.

C. sức sản xuất và giao tiếp trong sản xuất xã hội.

D. quan hệ sản xuất, sức sản xuất, phân phối và giao tiếp.

Câu 8. Môi trường tự nhiên bao gồm

A. các mối quan hệ xã hội.  B. các thành phần của tự nhiên.

C. nhà ở, máy móc, thành phố.                                           D. chỉ khoáng sản và nước.

Câu 9. Sự phát triển ngành kinh tế nào là nguyên nhân chính gây ra vấn đề môi trường ở các nước phát triển?

A. Du lịch.                          B. Nông nghiệp.                      C. Công nghiệp.                       D. Ngoại thương.

Câu 10. Các trung tâm phát thải lớn nhất của thế giới là

A. các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.                                  B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

C. các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.                                    D. các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.

Câu 11. Tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển chủ yếu là loại rừng nào sau đây?

A. Rừng lá kim.                                                                  B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng cận nhiệt.                                                              D. Rừng và cậy bụi lá cứng cận nhiệt.

Câu 12. Sự hạn chế về trữ lượng của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ờ tài nguyên nào sau đây?

A. Khoáng sản.                   B. Đất.                                    C. Sinh vật.                              D. Khí hậu.

Câu 13. Các nước phát triển đã bảo vệ môi trường tốt hơn do sự phát triển

A. ngành công nghiệp.         B. đô thị.                                 C. khoa học kĩ thuật.                D. nông nghiệp.

Câu 14. Đâu là đặc điểm của các nước đang phát triển?

A. Rất giàu về tài nguyên.    B. Có nhiều vốn đầu tư.

C. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật.                               D. Kinh tế phát triển.

Câu 15. Đâu là đặc điểm của các nước phát triển?

A. Rất giàu về tài nguyên.    B. Nợ nước ngoài nhiều.

C. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật.                               D. Kinh tế chậm phát triển.

Câu 16. Việc khai thác khoáng sản mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển gây hậu quả gì?

A. Kinh tế chậm phát triển. B. Ô nhiễm môi trường.

C. Nạn thất nghiệp.                                                            D. Cạn kiệt nguồn khoáng sản.

Câu 17. Môi trườngbao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là

A. tự nhiên.                         B. xã hội.                                 C. địa lí.                                   D. nhân văn.

Câu 18. Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người là

A. môi trường tự nhiên.                                                       B. môi trường xã hội.              

C. môi trường nhân tạo.                                                      D. phương thức sản xuất.

Câu 19. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là

A. môi trường tự nhiên.       B. môi trường nhân tạo.           C. môi trường xã hội.               D. môi trường địa lí.

Câu 20. Tài nguyên có thể phục hồi bao gồm

A. nước, khoáng sản.          B. đất, sinh vật.                        C. đất, khoáng sản.                  D. khoáng sản, nước.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phát triển bền vững?

A. Sự phát triển của hiện tại làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.

B. Sự phát triển của tương lai mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển ở hiện tại.

C. Sự phát triển phù hợp với hiện tại nhưng làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.

D. Sự phát triển đảm bảo cho hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.

Câu 22. Môi trường không có chức năng nào sau đây?

A. Là không gian sống của con người.                                 B. Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Chứa đựng các chất thải do con người tạo ra.                D. Quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 23. Môi trường có vai trò nào sau đây?

A. Là không gian sống của con người.                                 B. Quyết định tới sự sống của con người.

C. Cung cấp nguồn tài nguyên cho con người.                     D. Rất quan trọng đối với sự sống của con người.

Câu 24. Ở nhóm nước có nền kinh tế phát triển ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP?

A. Nông nghiệp.                  B. Công nghiệp.                       C. Dịch vụ.                              D. Du lịch.

Câu 25. Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thành

A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp.                           B. tài nguyên nước, sinh vật, khoáng sản.

C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật.                              D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.

Câu 26. Môi trường nào sau đây không phải là môi trường sống của con người?

A. Môi trường tự nhiên.       B. Môi trường xã hội.              C. Môi trường nhân tạo.           D. Môi trường kinh tế.

Câu 27. Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường?

A. Lỗ thủng tầng ô dôn.                                                      B. Nhiệt độ Trái Đất tăng.       

C. Gia tăng hạn hán.                                                           D. Cạn kiệt khoáng sản.

Câu 28. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện rõ nhất ở loại tài nguyên nào?

A. Khí hậu.                         B. Đất.                                    C. Khoáng sản.                        D. Nước.

 

2. Thông hiểu

Câu 29. Tài nguyên nào sau đây không thể phục hồi được?

A. Động vật.                       B. Đất trồng.                           C. Khoáng sản.                        D. Rừng.

Câu 30. Tài nguyên nào dưới đây không bị hao kiệt nhưng bị ô nhiễm?

A. Bức xạ mặt trời.             B. Nước trên mặt đất.              C. Gió.                                    D. Địa nhiệt.

Câu 31. Điều nào sau đây nói lên sự khác biệt căn bản giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo?

A. Hình thành và phát triển theo quy luật của tự nhiên.         B. Hình thành và phát triển do con người chi phối.

C. Nguồn gốc hình thành của môi trường.                            D. Một phần là tự nhiên và một phần là nhân tạo.

Cầu 32. Nội dung nào sau đây không đúng chức năng của mội trường?

A. Phân phối và giao tiếp giữa người với người.                   B. Không gian sống của con người.

C. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên.                                     D. Chứa đựng phế thải do con ngưởi tạo ra.

Câu 33. Điều nào sau đây đúng khi nói về tài nguyên nông nghiệp?

A. Khí hậu phục vụ cho phát triển du lịch.

B. Đất để phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi.

C. Khoáng sản phục cho công nghiệp khai thác và chế biến.

D. Rừng để phục vụ cho công nghiệp khai thác và chế biến.

Câu 34. Điều kiện tồn tại và phát triển bền vững của xã hội loài người cần phải

A. bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

B. sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. chăm lo phát triển xã hội ngày càng hiện đại và phồn vinh.

D. nâng cao chất lượng môi trường và đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

Câu 35. Vì sao trong công nghiệp phải thay đổi công nghệ?

A. Nhu cầu của thị trường xuất khẩu.                                  B. cồng kềnh, năng xuất cao tốn chi phí.

C. Sử dụng ít công nhân nên tạo ra ít sản phẩm.                  D. Công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường.

Câu 36. Vấn đề môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu vì nó ảnh hưởng đến

A. một quốc gia.                 B. một khu vực.                       C. một châu lục.                       D. toàn thế giới.

Câu 37. Đâu là vấn đề trong khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển?

A. Nguồn xuất khẩu chủ yếu thu ngoại tệ.                            B. Xuất khẩu sang các nước tư bản.

C. Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.                          D. Không chú trọng đến bảo vệ môi trường.

Câu 38. Hoạt động nào là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh ở các nước đang phát triển?

A. Phát triển du lịch sinh thái.

B. Phát triển công nghiệp và đô thị.

C. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.

D. Đốt nương làm rẫy, phá rừng mở rộng diện tích canh tác.

Câu 39. Mục tiêu của sự phát triển bền vững mà con người đang hướng tới trong giai đoạn hiện nay là

A. Đảm bảo cho con người có đời sống tinh thần thật cao.

C. Nâng cao thu nhập cho con người lao động, và đời sống tinh thần.

D. Đảm bảo ổn định hoà bình trên thế giới, nâng cao đời sống vật chất cho con người.

B. Đảm bảo cho con người có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh.

Câu 40. Phát triển bền vững là sự phát triển

A. tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.                          B. đảm bảo kinh tế phát triển nhanh.

C. giải quyết được vấn đề việc làm.                                     D. không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Câu 41. Qúa trình hoang mạc hoá ở vùng nhiệt đới khô hạn của các nước đang phát triển chủ yếu do

A. phát triển đô thị.

B. phát triển công nghiệp.

C. phát triển du lịch sinh thái.

D. phát quang rừng làm đồng cỏ và chăn nuôi gia súc quá mức.

Câu 42. Đâu không phải là đặc điểm của các nước đang phát triển?

A. Rất giàu về tài nguyên.    B. Chiếm phần lớn dân số thế giới.

C. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật.                               D. Kinh tế - xã hội chậm phát triển.

Câu 43. Đối với sự phát triển của xã hội loài người, môi trường tự nhiên là nhân tố

A. có vai trò quan trọng.                                                     B. có vai trò quyết định.

C. không có tác động gì.                                                     D. tác động không đáng kể.

Câu 44. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường của các nước phát triển là do

A. dân số đông, tình trạng đói nghèo.                                  B. sự phát triển các ngành nông nghiệp.

C. sự phát triển nhanh các ngành dịch vụ.                            D. sự phát triển các ngành công nghiệp.

Câu 45. Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường không khí là

A. Rác thải từ sinh hoạt.                                                     B. Khí thải từ các khu công nghiệp.                   

C. Phá rừng, đốt nương làm rẫy.                                         D. Sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật.

Câu 46. Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là

A. đẩy mạnh công tác tuyên truyền và trồng rừng.               B. giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.

C. chấm dứt chạy đua vũ trang, thoát cảnh đói nghèo.         D. hạn chế khai thác quá mức các nguồn tài nguyên.

Câu 47. Môi trường xã hội bao gồm

A. các thành phần có trong tự nhiên và xã hội.
B. các đối tượng lao động do con người sản xuất ra.

C. các quan hệ trong quá trình lao động của con người.

D. các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.

Câu 48. Môi trường sống và sự phát triển của con người được coi như là

A. một sinh vật và nhiều sinh vật.                                         B. một sinh vật và một quần thể sinh vật.

C. một cá nhân và một thực thể xã hội.                               D. một sinh vật và một thực thể xã hội.

Câu 49. Quốc gia nào sau đây không tham gia kí Nghị định thư Ki-ô-tô?

A. Nhật Bản.                      B. Hoa Kì.                              C. Trung Quốc.                       D. Liên Bang Nga.

Câu 50. Ở các nước phát triển vấn đề môi trường gắn với những tác động của

A. phát triển dịch vụ.                                                          B. nông nghiệp kém phát triển.              

C. công nghiệp hóa.                                                            D. phát triển công nghiệp và đô thị.

Câu 51. Sự tồn tại của môi trường nhân tạo phụ thuộc hoàn toàn vào con người do

A. kết quả lao động của con người.                                     B. không gian sống của con người.

C. nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.     D. nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

Câu 52. Nguyên nhân chủ yếu làm môi trường ở các nước đang phát triển ngày càng trở nên phức tạp hơn là do

A. sức ép dân số.                                                               B. diện tích rừng bị giảm.

C. chiến tranh và nạn đói.                                                   D. các công ti tư bản chuyển giao công nghệ lạc hậu.

 

3. Vận dụng

Câu 53. Điều nào dưới đây đúng nhất làm cho môi trường trong lành?

A. Trồng nhiều cây xanh gây bóng mát.

B. Sử dụng tiết kiệm nước, tránh lãng phí.

C. Không nhập nhập khẩu công nghệ lạc hậu.

D. Nâng cao ý thức của con người về vấn đề môi trường.

Câu 54. Tài nguyên nào dưới đây chỉ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến kim loại?

A. Khoáng sản.                   B. Nước.                                 C. Sinh vật.                              D. Bức xạ mặt trời.

Câu 55. Tài nguyên nào sau đây phục vụ đắc lực cho ngành công nghiệp điện lực mà không bị ô nhiễm?

A. Nước.                            B. Dầu và khí đốt.                   C. Năng lượng gió.                  D. Than.

Câu 56. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?

A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

B. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.

C. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.

Câu 57. Nhận định nào sau đây không đúng về sự phát triển bền vững?

A. Bảo vệ môi trường

B. Sử dụng hợp lí tài nguyên.

C. Đảm bảo con người có môi trường sống lành mạnh.

D. Khai thác tối đa tài nguyên để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Câu 58. Nhận định nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường ở các nước phát triển?

A. Là các trung tâm phát thải lớn của thế giới.

B. Các trung tâm phát thải lớn là Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Đốt nương làm rẫy, phá rừng mở rộng diện tích canh tác.

D. Sự phát triển công nghiệp và đô thị gây ra các vấn đề môi trường.

Câu 59. Phải bảo vệ môi trường vì

A. không có bàn tay của con ngườithì môi trường sẽ bị hủy hoại.

B. ngày nay mọi nơi trên Trái Đất đều chịu tác động của con người.

C. con người có thể làm nâng cao chất lượng của môi trường bên ngoài.

D. môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của loài người.

Câu 60. Quan điểm duy vật địa lí cho rằng

A. phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

B. môi trường tự nhiên quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.

C. môi trường có vai trò rất quan trọng đối với phát triển xã hội loài người.

D. vai trò quyết định sự phát triển xã hội chính là trình độ, cách thức, lề lối.

Câu 61. Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là

A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.                                 B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

C. Các nước ở Mĩ La tinh, Châu Phi.                                  D. Các nước ở Mĩ La tinh, Châu Á.

Câu 62. Mục tiêu cho sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới là phải đảm bảo cho con người có

C. được làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

A. đời sống vật chất, tinh thần cao, môi trường sống lành mạnh.

B. sống trong môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, suy thoái.

D. cuộc sống ấm no, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Câu 63. Rừng tái sinh được xếp vào loại tài nguyên nào?

A. Tài nguyên không thể phục hồi.                                      B. Tài nguyên vô tận.

C. Tài nguyên phục hồi được.                                             D. Tài nguyên có thể hao kiệt.

Câu 64. Tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên bị hao kiệt nhưng có thể phục hồi?

A. Tài nguyên đất.                                                              B. Tài nguyên nước.

C. Tài nguyên khoáng sản.   D. Tài nguyên không khí.

Câu 65. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng rừng ở nước ta bị suy giảm trong thời gian gần đây là

A. cháy rừng gia tăng.                                                        B. khai thác chưa hợp lí.

C. biến đổi khí hậu.                                                            D. đất hoang hóa tăng.

Câu 66. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?

A. Khoáng sản.                   B. Sinh vật.                              C. Đất đai.                               D. Nước.

Câu 67. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?

A. Rất giàu về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.         B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.             D. Nạn đói, sức ép dân số, nợ nước ngoài.

Câu 68. Nguyên nhân nào sau đây làm cho khoáng sản thuộc tài nguyên không khôi phục được?

A. Khai thác và sử dụng quá mức.                                      B. Làm nguyên liệu cho công nghiệp.

C. Quá trình hình thành.                                                      D. Tác động đến môi trường.

Câu 69. Vấn đề môi trường ở các nước phát triển gắn với hoạt động nào sau đây?

A. Công nghiệp, nông nghiệp.                                             B. Nông nghiệp, đô thị.

C. Đô thị, công nghiệp.                                                       D. Giao thông và dịch vụ.

Câu 70. Nước được coi là tài nguyên không bị hao kiệt do

A. có lượng lớn và phân bố tập trung.
B. tự nhiên tạo ra không chịu tác động của con người.

C. con người chỉ sử dụng trong một số hoạt động nhất định.

D. có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được.

Câu 71. Các nước đang phát triển cần làm gì để giải quyết vấn đề môi trường?

A. Bảo vệ tài nguyên rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lí.

B. Tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất để cắt giảm lượng khí thải.

C. Chấm dứt chạy đua vũ trang, thực hiện công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

D. Xóa nghèo, thực hiện luật bảo vệ môi trường quốc tế, sử dụng hợp lí tài nguyên.

 

4. Vận dụng cao

Câu 72. Để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hoá thạch, thì loài người cần phải làm gì?

A. Ngừng khai thác.                                                           B. Tìm nguồn năng lượng mới thay thế.

C. Khai thác hợp lí.                                                            D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản.

 

Câu 73. Biện pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của xã hội loài người?

A. Cần phải chung tay của từng nước và thế giới.

B. Tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.

C. Từng nước đề ra các biện pháp để cải thiện môi trường.

D. Hạn chế khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp.

Câu 74. Hoạt động nào sau đây có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ môi trường đối với học sinh?

A. Thường xuyên vệ sinh trường, lớp.                                  B. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường.

C. Tham gia meeting ngày môi trường.                                D. Tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

Câu 75. Hoạt động nào sau đây không đúng với ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường?

A. Tham gia meeting ngày môi trường.                                B. Thực hiện vệ sinh môi trường khi có yêu cầu.

C. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường.                 D. Tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

Câu 76. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến diện tích rừng ở Việt Nam bị thu hẹp nghiêm trọng?

A. Sự tàn phá của chiến tranh.                                            B. Việc khai thác quá mức.

C. Đẩy mạnh khai khoáng. D. Xây dựng nhiều thủy điện.

Câu 77. Nguyên nhân chính làm cho các nước đang phát triển nghèo đói.

A. do chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân số.

B. chậm phát triển xã hội, thiếu vốn, môi trường ô nhiễm.

C. sự phát triển kinh tế chậm, môi trường được bảo vệ bền vững.

D. sự phát triển kinh tế chậm, môi trường cạn kiệt, bùng nổ dân số.

 

 

 

Khách