Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 7 2021 lúc 13:43. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCHỦ ĐỀ 3: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT – MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT (TIẾT 3)
III. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
1/ Rút ra kết luận:
- Thể tích chất khí trong bình tăng ra khi nóng lên.
- Thể tích chất khí tỏng bình giẩm khi lạnh đi.
* Kết luận:
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
2/ So sánh sự nở vì nhiệt của các chất:
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- Chất khí > chất lỏng > chất rắn
Chất rắn | Chất lỏng | Chất khí | |
Giống nhau | - Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Thể tích chất tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. | ||
Khác nhau | - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất khí | - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn và ít hơn chất khí | - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn. |
3. Bài tập:
Câu 1: Vì sao không khí lạnh nặng hơn không khí nóng?
Câu 2: Vì sao khi lắp máy lạnh người ta thường lắp trên cao mà không lắp sát sàn nhà?
* Làm bài tập vận dụng sgk và bài tập sách bt.