Bài 24. Sự nóng chảy và đông đặc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự nóng chảy

1. Bố trí thí nghiệm như hình dưới đây.

Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến. Sau khi nhiệt độ của băng phiến lên tới 60oC thì cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ và nhận xét về thể (rắn hay lỏng) của băng phiến vào bảng theo dõi. Ghi cho tới khi nhiệt độ lên tới 86oC thì dừng lại.

bảng nhiệt độ nóng chảy

@2347814@@2347892@@2347944@
  • Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
  • Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

2. Dựa vào bảng số liệu, ta vẽ được đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.

  • Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi cạnh ngang của ô vuông trên trục này biểu thị 1 phút.
  • Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, mỗi cạnh đứng của ô vuông trên trục này biểu thị 1oC. 
  • Gốc của trục thời gian ghi phút 0, gốc của trục nhiệt độ ghi 60oC.
  • Nối các điểm xác định nhiệt độ tương ứng với thời gian đun, ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy.
@2347998@

3. Trong thí nghiệm trên, ta tìm hiểu về sự nóng chảy của băng phiến. Trong cuộc sống, ta gặp nhiều hiện tượng tương tự như:

  • Đúc đồng

  • Đá tan khi bỏ ra khỏi tủ lạnh

  • Phần đầu cây nến chỗ tiếp xúc với ngọn lửa nóng chảy khi cây nến được thắp sáng