Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Số dân: 747 triệu người (2020).
- Cơ cấu dân số già:
+ Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ nhỏ, xu hướng giảm (Năm 1990 là 20,5%, năm 2020 là 16,1% => giảm 4,4%).
+ Nhóm tuổi trên 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao, xu hướng tăng (Năm 1990 là 12,6%, năm 2020 là 19,1% => tăng 6,5%).
- Dân cư châu Âu có sự chênh lệch về tỉ lệ giới tính: Năm 2020, tỉ lệ giới tính nam là 48,3%, trong khi tỉ lệ giới tính nữ là 51,7% => Tỉ lệ giới tính nam cao hơn tỉ lệ giới tính nữ 3,4%.
- Hậu quả dân số già: thiếu hụt lao động.
- Biện pháp: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ, kéo dài độ tuổi lao động,...
* Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đô thị hóa diễn ra sớm: quá trình công nghiệp hóa làm cho các đô thị tăng nhanh => xuất hiện các đô thị lớn.
- Các vùng công nghiệp, nhiều đô thị mở rộng và nói liền tạo thành dải đô thị, cụm đô thị: dải đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
- Đô thị hóa đang mở rộng: Việc sản xuất CN ở nông thôn cùng mở rộng ngoại ô thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn=> các đô thị vệ tinh.
- Mức độ đô thị hóa cao: tỉ lệ dân thành thị 74,3% (2019), hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
* Các đô thị trên 5 triệu người ở châu Âu:
- Các đô thị từ 5 – 10 triệu người: Luân Đôn (Anh), Ma-đrít, Bac-xê-lô-na (Tây Ban Nha), Xanh Pê-tec-bua (Nga),…
- Các đô thị trên 10 triệu người: Pa-ri (Pháp), Mát-xcơ-va (Nga)
- Là châu lục đông dân từ thời cổ đại do quá trình nhập cư.
- Cuối thế kỉ XX đến thế kỉ XXI, số lượng người nhập cư vào châu Âu lớn, có hơn 82 triệu người di cư quốc tế đã được châu Âu tiếp nhận (2019).
- Việc di cư trong nội bộ châu Âu gia tăng do nhu cầu việc làm của người dân