Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTất cả mọi thứ trong cuộc sống kể cả bản thân chúng ta đều là những vật thể. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
Một số ví dụ về vật thể trong cuộc sống.
Vật thể được chia làm hai loại:
Vật thể tự nhiên | Vật thể nhân tạo |
Người, cây cỏ, động vật, sông suối, đất đá, nước, muối ăn... | Nhà cửa, đồ dùng, quần áo, sách vở, xe cộ, máy móc... |
Kết luận: Vậy chất có mặt ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
Những yếu tố như: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt... của một chất được gọi là tính chất vật lí của chất
Khả năng biến đổi thành chất khác, như khả năng phân hủy, tính cháy được gọi là tính chất hóa học của chất.
a. Quan sát
Quan sát kĩ bằng mắt thường ta có thể nhận ra một số tính chất vật lí của chúng.
Ví dụ: Quan sát các dưới đây ta biết được:
Chất | Lưu huỳnh | Muối ăn | Đồng |
Trạng thái, màu sắc | Là chất rắn, màu vàng tươi. | Là chất rắn, màu trắng. | Là kim loại màu nâu đỏ, có ánh kim. |
b. Dùng dụng cụ đo
Ngoài những tính chất có thể quan sát được bằng mắt thường, muốn biết được một chất nóng chảy hay sôi ở nhiệt độ nào, có khối lượng riêng bằng bao nhiêu ta phải sử dụng dụng cụ đo.
Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh = 113oC.
Nhiệt kế thủy ngân trong phòng thí nghiệm.
c. Làm thí nghiệm
Những tính chất như có tan được trong nước hay không, có dẫn điện hay dẫn nhiệt không thì ta cần kiểm tra bằng cách làm thí nghiệm.
Ví dụ:
Nhôm và đồng dẫn được điện, còn lưu huỳnh thì không.
Về mặt tính chất hóa học của chất, ta đều phải làm thí nghiệm mới biết biết được.
Những chất khác nhau có thể có một số tính chất giống nhau, nhưng mỗi chất đều có một số tính chất riêng khác biệt với các chất khác. Dựa vào việc nắm bắt được tính chất của các chất ta có thể phân biệt được các chất khác nhau.
Một số chất hóa học rất độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe khi tiếp xúc. Do đó, ta cần phải biết rõ tính chất của các chất như vậy để lưu ý khi sử dụng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ví dụ: Axit sunfuric đặc là chất làm bỏng, làm cháy da thịt, quần áo. Cần phải tránh không để axit này dây vào cơ thể.
Bỏng axit.
Dựa vào tính chất riêng của từng chất mà sử dụng chúng vào các mục đích thích hợp.
Ví dụ: Cao su có tính không thấm nước, đàn hồi, chịu mài mòn nên được dùng để chế tạo lốp xe.
Lốp xe ô tô làm từ cao su.
Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau được trộn lẫn vào nhau.
Ví dụ: Nước trong tự nhiên (nước ngầm, ao, hồ, biển) là một hỗn hợp gồm nước và các chất khác như muối khoáng,...
Chất tinh khiết là chất có thành phần chỉ gồm chất duy nhất.
Ví dụ: Nước cất là chất tinh khiết.
Sự khác nhau về thành phân của nước tinh khiết và nước khoáng.
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí như nhiệt độ sôi, tính tan, khối lượng riêng mà ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
Các phương pháp thường dùng để tách chất khỏi hỗn hợp
Tên phương pháp | Trường hợp áp dụng | Ví dụ |
Chưng cất | Dùng để tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi hỗn hợp lỏng. | Rượu sôi ở 78,3oC; nước sôi ở 100oC. Để tách riêng hỗn hợp rượu và nước thì chưng chất hỗn hợp ở khoảng 80oC thì thu được rượu tinh khiết. |
Bay hơi | Dùng để thu lại chất rắn đã bị hòa tan trong nước. | Để thu được muối biển thì người ta đưa nước muối lên các sân phơi; khi nước bay hơi hết thì sẽ thu được muối. |
Lọc | Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi dung dịch. | Hỗn hợp nước biển thường lẫn cát. Để thu được nước biển sạch hơn thì có thể sử dụng phương pháp lọc để loại bỏ cát. |
Chiết | Dùng để tách các chất lỏng không hòa tan được vào nhau. | Hỗn hợp nước và dầu ăn không hòa tan vào nhau. Để tách riêng các chất thì ta sử dụng phương pháp chiết. |
1. Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
2. Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất là chất tinh khiết.
3. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!