Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCác ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta.
- Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP (41,2% năm 2021), góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập với thế giới. Dịch vụ nâng cao hiệu quả các ngành sản xuất hàng hoá, khả năng kết nối của các ngành, các vùng kinh tế và tạo điều kiện để nước ta chủ động hội nhập với thế giới.
- Thúc đẩy quá trình đổi mới, hiện đại hoá nền kinh tế. Các ngành dịch vụ tiên phong trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, đẩy nhanh đổi mới sáng tạo và hỗ trợ các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế số.
- Tạo việc làm, nâng cao trình độ lao động, chất lượng cuộc sống người dân. Dịch vụ hỗ trợ thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở miền núi, hải đảo. Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ góp phần nâng cao năng suất lao động và hình thành xã hội số.
- Tác động tích cực đối với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững.
- Sự phát triển và phân bố các ngành sản xuất vật chất như nông nghiệp, công nghiệp => Ảnh hưởng quyết định đến tốc độ tăng trưởng, nâng cao trình độ và mở rộng quy mô ngành dịch vụ ở nước ta.
- Năng suất lao động tăng, sản xuất trong nước phát triển => Mở rộng phạm vi hoạt động của các ngành dịch vụ kinh doanh và tiêu dùng.
- Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp,... => Thúc đẩy nhu cầu giao thông vận tải, hoạt động xuất, nhập khẩu và bưu chính viễn thông...
- Dân cư:
+ Số dân đông, mức sống của người dân được nâng cao => Tăng nhu cầu di chuyển, du lịch, mua sắm, giải trí... => Nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm phong phú các hoạt động dịch vụ.
+ Những vùng có số dân đông, chất lượng cuộc sống cao là những vùng phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,...
- Lao động:
+ Lực lượng lao động dồi dào, trình độ đang được nâng lên => Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và đa dạng hoá cơ cấu ngành dịch vụ.
+ Quá trình đô thị hoá phát triển => Mở rộng mạng lưới dịch vụ, gia tăng các ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Thị trường trong nước lớn và đa dạng, nhu cầu ngày càng tăng => Thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng các loại hình dịch vụ.
- Thị trường bên ngoài ngày càng mở rộng => Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của các hoạt động dịch vụ ở nước ta.
- Thị trường có tính cạnh tranh cao => Thúc đẩy các ngành dịch vụ đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngành dịch vụ nước ta không ngừng được nâng cấp => Góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dịch vụ, như giao thông, thương mại, du lịch,...
- Sự phát triển của khoa học – công nghệ => Thay đổi toàn diện hoạt động dịch vụ ở nước ta. Công nghệ hiện đại góp phần phát triển bền vững và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành dịch vụ.
- Có vai trò định hướng và tạo cơ hội phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Chính sách chuyển đổi mô hình tăng trưởng, việc kí kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,... giúp cho các ngành dịch vụ hội nhập với khu vực và thế giới.
- Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, địa phương có sự khác nhau => Gây trở ngại cho việc hội nhập và nâng cao hiệu quả của các ngành dịch vụ ở một số vùng và địa phương.
- Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á – Thái Bình Dương, trên các tuyến thương mại, vận tải lớn của châu Á, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo => Nước ta thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, liên kết xây dựng các tuyến du lịch, cung ứng dịch vụ logistics và kết nối với giao thông khu vực, quốc tế.
- Đặc điểm địa hình nước ta => Ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển mạng lưới đường giao thông, như hướng các tuyến đường, vị trí xây dựng cảng biển,... Địa hình đa dạng, khung cảnh thiên nhiên đẹp => Thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch trên núi, biển đảo, như ở Sa Pa, Đà Lạt, Hạ Long, Phú Quốc,...
- Khí hậu khá ôn hòa => Các hoạt động dịch vụ thuận lợi diễn ra quanh năm.
- Mạng lưới sông, hồ dày đặc => Tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy và buôn bán, du lịch trên sông, như ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
- Tuy nhiên, địa hình chia cắt mạnh, biến đổi khí hậu và các thiên tai gây nhiều khó khăn cho các hoạt động giao thông, thương mại, du lịch.