Bài 18-19. Chu kì tế bào, các hình thức phân bào, nguyên phân và giảm phân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 gp

I. Chu kì tế bào :

   - Khái niệm : chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.

   - Chu kì tế bào gồm giai đoạn trung gian chiếm phần lớn thời gian của chu kì và một giai đoạn phân chia.

   - Giai đoạn trung gian gồm 3 pha :

+ Pha G1 : là giai đoạn tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng.

+ Pha S : là giai đoạn các NST nhân đôi.

+ Pha G2 : là giai đoạn tổng hợp tất cả những gì cần thiết cho phân bào.

II. Quá trình nguyên phân:

1. Phân chia nhân :

   Gồm 4 kì :

+ Kì đầu :NST kép co xoắn lại, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.

+ Kì giữa : Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động.

+ Kì sau :

     Các nhiễm sắc tử táchnhau và đi về hai cực của tế bào.

 + Kì cuối :  NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.

2. Phân chia tế bào chất:

   Sau khi hoàn tất phân chia nhân, tế bào chất cũng phân chia thành 2 tế bào con.

III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân :

   Từ 1 TB mẹ → 2 TB con.

   - Tăng số lượng tế bào, giúp sinh vật lớn lên.

   - Giúp tái sinh mô hoặc cơ quan bị tổn thương.

   - Duy trì ổn định tính đặc trưng của bộ NST của loài. 

 

 

 

 

Kỳ đầu

Kỳ giữa

Kỳ sau

Kỳ cuối

Nhiễm sắc thể

NST kép sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần được co xoắn

NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.

NST tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

NST dãn xoắn dần

Màng nhân, nhân con

Màng nhân, nhân con tiêu biến.

 

 

Màng nhân, nhân con xuất hiện

Thoi vô sắc

Thoi phân bào xuất hiện.

Thoi  phân bào đính vào hai phía của NST tại tâm động

 

Thoi phân bào tiêu biến.

 

 

 

 

GIẢM PHÂN

Khái niệm :

- Giảm phân là hình thức phân bào ở tế bào sinh dục trưởng thành, trải qua 2 lần phân bào nhưng chỉ 1 lần nhân đôi ADN.

- 1TB (2n) à 4TB (n)

 

 

 

I. Giảm phân I :

   1. Kì đầu I:

   - NST kép : gồm 2 crômatit dính nhau tại tâm động. Các NST kép bắt đầu co xoắn lại.

   - Các NST kép bắt cặp tương đồng và có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau gọi là hiện tượng trao đổi chéo.

   - Thoi phân bào dần hình thành, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

2. Kì giữa I:

    Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

    Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của 1 NST  trong cặp tương đồng.

3.  Kì sau I:

   Mỗi NST kép trong cặp tương đồng sẽ trượt trên tơ vô sắc về 1 cực của tế bào.

4. Kì cuối I :

   NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.

Kết quả GP1:

1TB (2n đơn) à 2TB   (n kép)

 

II. Giảm phân II :

   1. Kì đầu II :

- NST kép co xoắn lại.

- Màng nhân dần tiêu biến. - Thoi phân bào dần xuất hiện.

2. Kì giữa II :

   Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc chỉ dính vào 2 phía của NST.

  3.  Kì sau II:

   Các crômatit tách nhau ở tâm động và đi về hai cực của tế bào trên thoi vô sắc.

4. Kì cuối II :

   NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.

Kết quả GP2 : 1TB (n kép) à 2 TB (n đơn)

Qua 2 lần phân bào :

  1 TB (2n đơn) à 4 TB (n đơn)* Tế bào sinh giao tử đực:

1TB sinh tinh → 4 tinh trùng.

* Tế bào sinh giao tử cái:

1TB sinh trứng → 1 trứng.

III. Ý nghĩa của quá trình giảm phân :

   Từ 1 TB → 4 TB con với số NST giảm đi một nửa.

   - Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

      - Duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các cơ chế: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Kyshiro Kudo đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 2 2022 lúc 21:50) 0 lượt thích
Nguyễn Thanh Hằng đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (27 tháng 1 2022 lúc 21:48) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Vân Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 11 2021 lúc 22:20) 0 lượt thích
Smile đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (23 tháng 11 2021 lúc 20:33) 0 lượt thích
ひまわり(In my personal... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (1 tháng 9 2021 lúc 16:20) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (31 tháng 8 2021 lúc 1:54) 0 lượt thích
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 8 2021 lúc 8:43) 0 lượt thích
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (20 tháng 7 2021 lúc 21:42) 0 lượt thích
Nguyễn Thị Ngọc Thơ đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (19 tháng 7 2021 lúc 11:38) 0 lượt thích
Giang Em-m đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 4 2021 lúc 5:44) 0 lượt thích

Khách