Bài 17. Tim và mạch máu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin

BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU

I. Lý thuyết

I. Cấu tạo tim

- Vị trí: Tim nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái

- Hình dạng: tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy hướng lên trên

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 17: Tim và mạch máu

- Cấu tạo ngoài

+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết

+ Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim

- Cấu tạo trong

+ Tim có 4 ngăn:

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 17: Tim và mạch máu

+ Tâm nhĩ trái và phải bơm máu tới tâm thất trái và phải tương ứng. Tâm thất trái bơm máu cho động mạch chủ đi nuôi cơ thể, tâm thất phải bơm máu cho động mạch phổi đi trao đổi khí ở phổi.

+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất

+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van đển đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định.

II. Cấu tạo mạch máu

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 17: Tim và mạch máu

- Có 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 17: Tim và mạch máu

III. Chu kì co dãn của tim

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 17: Tim và mạch máu

- Mỗi chu kì tim có 3 pha

- Trong 1 chu kỳ tim:

+ Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây

+ Tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây

+ Tim nghỉ hoàn toàn 0,4 giây

→ Một phút có 75 chu kỳ co giãn tim (nhịp tim).

B. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 17

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tim:

A. Tim có 4 ngăn

B. Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái.

C. Tim có thành tâm nhĩ dày hơn thành tâm thất

D. Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van

Chọn đáp án: C

Giải thích: Tim có thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ

Câu 2: Nối sao cho phù hợp

Lý thuyết môn sinh học 8

Đáp án

Lý thuyết môn sinh học 8

 

Câu 3: Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van, vai trò của nó là gì?

A. Đảm bảo máu lưu thông theo một chiều.

B. Ngăn cản sự hòa trộn máu

C. Đẩy máu

D. Không có đáp án nào chính xác.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van để đảm bảo máu lưu thông theo một chiều.

Câu 4: Hệ mạch gồm mấy loại

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: C

Giải thích: Hệ mạch gồm 3 loại đó là động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

Câu 5: Loại mạch nào có lòng trong hẹp nhất

A. Động mạch chủ

B. Tĩnh mạch

C. Mao mạch

D. Động mạch phổi

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mao mạch có long trong nhỏ nhất, tuy nhiên do số lượng rất nhiều và chằng chịt nên đảm bảo sự trao đổi chất cho cơ thể.

Câu 6: Loại mạch nào có chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ.

A. Động mạch B. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Mạch bạch huyết

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tĩnh mạch có chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ.

Câu 7: Loại mạch nào có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày?

A. Động mạch

B. Tĩnh mạch

C. Mao mạch

D. Mạch bạch huyết

Chọn đáp án: A

Giải thích: động mạch có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày

Câu 8: Tim co chu kì, mỗi chu kì gồm mấy pha

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tim co chu kì, mỗi chu kì gồm 3 pha, đó là:

+ Pha nhĩ co

+ Pha thất co

+ Pha dãn chung

Câu 9: Chiều đi của máu trong cơ thể.

A. Tâm nhĩ => tâm thất => động mạch

B. Tâm nhĩ => tâm thất => tĩnh mạch

C. Tâm thất => tâm nhĩ => động mạch

D. Tâm thất => tâm nhĩ => tĩnh mạch

Chọn đáp án: A

Giải thích: Máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ tới tâm thất và từ tâm thất tới động mạch.

Câu 10: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?

A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì

C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: mao mạch có thành được cấu tạo bởi một lớp biểu bì, phân nhánh dày đặc đến từng tế bào, vận tốc dòng máu chảy rất chậm, có chức năng trao đổi chất với tế bào.

Với nội dung bài Tim và mạch máu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về cấu tạo tim, mạch máu và chu kì co dãn của tim...


III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi ?

Câu 2: Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào ?

 

Khách