Bài 14: Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. BỆNH LỞ MỒM, LONG MÓNG

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh lở mồm, long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ở các loài động vật guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn, ... 

- Bệnh do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.

- Ví dụ: trâu bò mắc bệnh lở mồm, long móng thường giảm ăn, ủ rũ.

dich-lo-mom-long-mong-tai-quang-ngai.jpg
Bệnh lở mồm, long móng

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

- Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa.

- Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch và phải thông qua chính quyền địa phương.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

-  Bệnh chưa có thuốc đặc trị. Khi vật nuôi bị bệnh, tiến hành tiêu huỷ theo quy định an toàn sinh học.

II. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trâu, bò.

- Bệnh do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.

- Bệnh gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc, mắt, miệng, mũi, da.

- Ví dụ: thể cấp tính sốt cao đột ngột 40-41 độ C, bỏ ăn, suy nhược, thở gấp, tim đập nhanh, đi đứng lảo đảo, ủ rũ, nằm liệt. Trên da xuất hiện các nốt xuất huyết, tụ huyết màu đỏ sẫm ở khắp cơ thể, đặc biệt ở vùng đầu, cổ, ngực, bụng, chân móng. 

cac-benh-thuong-gap-o-trau-bo.jpg
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra ở trâu, bò.

- Bệnh thường bùng phát khi thời tiết thay đổi nên cần bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng cho động vật.

- Thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại, bãi chăn thả định kỳ.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.

- Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh và điều trị.

b) Trị bệnh

- Báo cho thú y địa phương khi phát hiện gia súc bị bệnh.

- Sử dụng kháng sinh, liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Tiêm các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, anagil và vitamin B1, vitamin C.

- Trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch.