Bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị bệnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. BỆNH NEWCASTLE

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hoá và hô hấp.

- Bệnh do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA.

- Bệnh Newcastle chủ yếu xảy ra ở gà nên còn được gọi là bệnh gà rù.

- Bệnh lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.

- Ví dụ: Một đàn gà 200 con có 50 con biểu hiện các triệu chứng như sốt cao, ho, khó thở, chảy nước mũi, tiêu chảy. Sau 2 ngày, 10 con gà trong số đó chết (nghi ngờ nhiễm bệnh).

ga-bi-ru.jpg
Bệnh newcastle ở gà

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Khi dịch chưa xảy ra:

+ Ngăn chặn nguồn bệnh kịp thời.

+ Thực hiện kiểm dịch, cách li.

+ Tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi có dịch:

+ Tiêu huỷ gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định.

+ Tiêm vaccine, tẩy uế và tiêu độc chuồng trại.

+ Không mang gia cầm bệnh và sản phẩm khỏi vùng dịch.

b) Trị bệnh

- Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, cần báo ngay cho thú y địa phương.

- Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng của gia cầm khi bị bệnh.

II. BỆNH CÚM GIA CẦM

1. Đặc điểm và nguyên nhân

- Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh.

- Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở:

+ Hệ thống tiêu hoá, hô hấp,

+ Thần kinh và sinh sản.

- Bệnh do virus cúm type A gây ra, có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1.

- Hệ gene của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới.

- Ví dụ: H5N1 là một chủng virus cúm gia cầm gây bệnh cao (HPAI) đã gây ra các ổ dịch ở gia cầm trên khắp thế giới. Nó có thể lây sang người và đã gây tử vong.

download-1-1581389062-6848-1581389244-166639957738381589595.jpg
Bệnh cúm gia cầm ở gà

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Khi chưa có dịch:

+ Ngăn chặn bệnh bằng tiêu độc, khử trùng.

+ Vệ sinh xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi.

+ Hạn chế tiếp xúc giữa gia cầm và chim hoang dã.

+ Tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi có dịch:

+ Cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm.

+ Tiêu huỷ gia cầm ốm chết đúng quy định.

+ Phun thuốc sát trùng và tiêu độc đúng quy định.

+ Giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch.

b) Trị bệnh

- Báo cho thú y địa phương khi phát hiện bệnh gia cầm.

- Bệnh cúm ở gia cầm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Bệnh có khả năng lây truyền và gây tử vong ở người.

III. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính.

- Bệnh thường gây nhiễm trùng máu và làm gia cầm chết nhanh với tỉ lệ cao.

- Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.

- Ví dụ: Khi một trang trại bị nhiễm bệnh, gà bị sốt, mất năng lượng, tiêu chảy và giảm cân. Chủ trang trại báo ngay bác sĩ thú y xác định nguyên nhân bệnh. Sau đó sẽ tiến hành dùng thuốc kháng sinh và các biện pháp khác.

tu-huyet-trung2.jpg
Bệnh tụ huyết trùng ở gà

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ.

- Con vật không nên bị quá nóng hoặc quá lạnh.

- Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

- Tiêm vaccine đúng quy định.

b) Trị bệnh

- Điều trị bệnh bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

- Cần điều trị dự phòng cho toàn đàn gia cầm.

- Có thể sử dụng các loại kháng sinh.