Bài 13 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 - 1930

 

I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

a. Sự thành lập

-             - Năm 1924, NAQ về Quảng Châu – TQ, tại đây Người đã mở các lớp huấn luyện và truyền bá tư tưởng giải phóng dân tộc về nước. Đa số các học viên        được đưa về nước hoạt động, một bộ phận còn lại thì được Người gửi sang học tại trường Đại học Phương Đông (Mát-cơ-va – Liên Xô) hoặc sang trường     Quân sự Hoàng phố (Trung Quốc).

-  NAQ lựa chọn ra một số thanh niên yêu nước tích cực trong tổ chức Tâm Tâm xã để tổ chức thành nhóm cộng sản đoàn (2/1925).

-  Trên cơ sở là các nhóm Cộng sản Đoàn, tháng 6/1925, Người thành lập tổ chức HVNCMTN, để chuẩn bị về lực lượng, tổ chức,…cho sự ra đời của một chính đảng vô sản. 

- Mục đích: nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt đấu tranh để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.

Trụ sở của Hội VNCMTN tại Quảng Châu - TQ

-         b. Hoạt động

-            - Ngày 21/6/1925, Hội cho ra đời tờ báo thanh niên là cơ quan ngôn luận của hội (ngày báo chí cách mạng Việt Nam).

Báo Thanh Niên

-  Năm 1927, NAQ cho xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc trang bị về lý luận giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội để tuyên truyền cho giai cấp công nhân và mọi tầng lớp nhân dân.

Tác phẩm Đường Cách Mệnh

- Năm 1928, Hội chủ trương thực hiện phong trào “vô sản hóa” nhằm đưa cán bộ đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền để lao động và truyền bá CN Mác – lênin vào đời sống của nhân dân. 

c. Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng

- Chuẩn bị về mặt tổ chức  cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đưa chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân.

- Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.

=> Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng vô sản.

* Tại sao 6-1925, NAQ không thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mà thành lập Hội VNCMTN?

+ Muốn thành lập Đảng phải có hai điều kiện: Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

+ Năm 1925,ở VN chưa có đủ hai điều kiện  trên nên NAQ  chỉ thành lập HVNCMTN.

2. Tân Việt cách mạng đảng tại Trung Kỳ

a. Sự thành lập

- 14/7/1925 tù chính trị cũ ở Trung Kỳ: Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên,… cùng nhóm sinh viên Cao Đẳng  Sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt, (sau đổi thành Hội Hưng Nam 11/1925, Việt Nam Cách mạng đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội  7/1927).

- Hội đã nhiều lần bàn để hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên song không thành.

- Đến ngày 14/07/1928 Hội đổi thành Tân Việt cách mạng đảng.

b. Hoạt động

- Chủ trương: liên lạc với  các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ dế quốc chủ nghĩa nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái.

- Lực lượng là những trí thức nhỏ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

- Địa bàn họat động chủ yếu ở Trung Kỳ.

- Đảng Tân Việt ra đời, hoạt động trong  điều kiện Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ai Quốc và đường lối của Hội cuốn hút nhiều đảng viên của Tân Việt, một số đảng viên  tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, số còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng CM theo học thuyết Mác-Lênin.

c. Vai trò: Góp phần thúc đẩy sự phát triển các phong trào công nhân, các tầng lớp nhân dân trong phong trào dân tộc, dân chủ ở các địa phương có đảng họat động.

3. Việt Nam Quốc dân Đảng

a. Thành lập

-            - Việt Nam quốc dân Đảng được thành lập 25/12/1927.

- Hạt nhân đầu tiên của Đảng là từ Nam Đồng Thư Xã, một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra vào đầu năm 1927.

Thành viên trong Nam Đồng Thư Xã
Thành viên trong Nam Đồng Thư Xã 

 

-VNQDĐ do Nguyến Thái Học và Phó Đức Chính sáng lập, là một chính đảng cách mạng, chủ trường đề ra mục tiêu giành độc lập dân tộc.

- Mục tiêu khi mới thành lập là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng. Đến năm 1928 lại nêu lên chủ nghĩa của Đảng là: chủ nghĩa xã hội dân chủ.

b. Mục đích

+ Đẩy mạnh cách mạng dân tộc.

+ Xây dựng nền dân chủ trực tiếp.

+ Giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.

- Nguyên tắc tư tưởng: tư do – bình đẳng – bắc ái.

c. Hoạt động

- VNQDĐ chủ trương tiến hành cách mạng bằng sắt và máu (bạo động).

- Lực lượng chủ yếu được coi trọng là binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm lực lượng chủ lực.

- Địa bàn hoạt động bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc – Trung – Nam kỳ.

- Ngày 9/2/1929, VNQDĐ tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội. Pháp lấy cớ đó, tiến hành khủng bố dã man, VNQDĐ bị thiệt hại nặng nề.

- Đứng trước cuộc khủng bố ngày một dã man của thực dân Pháp, các lãnh tụ cao nhất của Đảng đã quyết định sống còn với thực dân Pháp. Họ quyết định khởi nghĩa ở tất cả các địa phương, trung tâm của cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái. Khởi nghĩa theo phương châm: không thành công cũng thành nhân.

- Cuối cùng cuộc khởi nghĩa thất bại nhanh chóng, đánh dấu sự chấm dứt hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929

- Hoàn cảnh: nhờ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và HVNCMTN, bước sang năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một chính Đảng tiên phong lãnh đạo.

- Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của HVNCMTN ở Bắc Kì họp tại số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra chi bộ công sản đầu tiên ở Việt Nam gồm có 7 đảng viên.

- Chi bộ vận động thành lập ĐCS để thay thế HVNCMTN.

- Từ ngày 1 – 9/5/1929, Đại Hội lần thứ nhất của HVNCMTN họp tại Hương Cảng (TQ). Đại biểu bắc kỳ yêu cầu thành lập ĐCS, nhưng yêu cầu không đc chấp nhận, nên đã bỏ về.

- Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức Bắc kỳ họp tại số nhà 312 Khâm thiên, quyết định thành lập Đông Dương Công Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận.

- 8/1929, các cán bộ của Tổng bộ và kỳ bộ Nam kỳ đã quyết định thành lập An Nam Công Sản Đảng. Ra tờ báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận.

- Tháng 9/1929, những người giác ngộ tư tưởng cộng sản trong Đảng Tân Việt tuyên bố Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức thành lập.

=>  Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng.

- Tuy nhiên các tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẻ lớn.

2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

a. Hoàn cảnh triệu tập hội nghị

- Đến cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ, trong đó giai cấp công nhân đã thể hiện được tính độc lập về chính trị, phong trào công nhân có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước nói chung. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có một đường lối và một chính Đảng lãnh đạo.

- Cho đến năm 1930, nước ta lúc đó đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản nhưng 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ và công kích lẫn nhau.

- Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có sự lãnh đạo của một chính Đảng duy nhất của giai cấp công nhân.

- Quốc tế cộng sản đã ủy nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc về làm công tác hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một ĐCS duy nhất.

- Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng – Trung Quốc. Là người có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng. Với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản, là người sáng lập ra HVNCMTN trước đây. Người thầy của thanh niên yêu nước đầu thế kỷ XX, người có uy tín tuyệt đối để đưa hội nghị đến thành công.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

b. Nội dung hội nghị

-  Phái viên của quốc tế cộng sản – Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất Đảng ở Cửu Long – Hương Cảng từ ngày 6/1/1930. Tham dự hội nghị có đại diện của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.

- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình thế giới và trong nước, phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản, và đề nghị các tổ chức cộng sản hợp nhất thành một chính đảng duy nhất.

- Các đại biểu trong hội nghị đã nhất chí tán thành:

+ Hợp nhất thành một chính Đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

+ Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

- Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn xin gia nhập ĐCS Việt Nam.

Sau này, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày thành lập ĐCS Việt Nam.

c. Ý nghĩa

- Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng và thông qua được đường lối cách mạng.

- Đảng ra đời là bước ngoặt của lịch sử dân tộc.

- Đảng ra đời đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cách mạng lúc đó.

d. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Đây là nội dung được tập hợp từ các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại hội nghị thành lập Đảng, gọi là Cương lĩnh chính trị.

- Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

- Xác định những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

+ Về chính trị: Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn được tự do, xây dựng chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.

+ Về kinh tế: Tịch thu ruộng đất của đế quốc để biến thành của công và chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý. Tịch thu sản nghiệp của bọn tư bản đế quốc, mở mang công nghiệp  và thương nghiệp, miễn thuế cho dân nghèo.

- Về lực lượng cách mạng: là công – nông, ngoài ra còn phải lôi kéo các tầng lớp, giai cấp như trung và tiểu địa chủ, tư sản dân tộc, tiểu tư sản tham gia vào cách mạng. Nếu không thì phải lợi dụng họ, hoặc trụng lập…

- Lãnh đạo của cách mạng Việt Nam là ĐCS theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, có liên hệ mật thiết với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

=> Như vậy, đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc một cách đúng đắn, sáng tạo và nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tinh thần nhân văn. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

3. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)

- ĐCS VN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – lên nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Trước hết, ĐCS VN ra đời đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Kể từ đây cách mạng Việt Nam bước lên một con đường mới – con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt nam “nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam.