Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

Tóm tắt lý thuyết

I - MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP

Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp được chia làm 3 loại: phân hoá học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật

1. Phân hoá học  

  • Định nghĩa: Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp
  • Phân loại:
    • Phân đơn: chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng
      • Ví dụ 1: Phân đạm, phân lân, phân kali…
    • Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng
      • Ví dụ 2: Phân N-P-K, phân N-P-K-S,…

2. Phân hữu cơ

  • Phân hữu cơ là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt
  • Ví dụ 3: phân chuồng, phân xanh, phân rác,...

3. Phân vi sinh vật

Định nghĩa: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ…

II. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP

1. Đặc điểm của phân hoá học

  • Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
  • Phần lớn phân hoá học dễ hoà tan (trừ phan lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
  • Bón nhiều phân hoá học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hoá chua

2. Đặc điểm của phân hữu cơ

  • Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đại dương, trung lượng và vi lượng
  • Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
  • Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu qua chậm
  • Bón phân hữu cơ nhiều năm không làm hại đất

3. Đặc điểm của phân vi sinh vật:

  • Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn
  • Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định
  • Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất

III - KỸ THUẬT SỬ DỤNG

Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý:

  • Tính chất của phân bón
  • Tính chất của đất
  • Đặc điểm sinh học của cây trồng
  • Điều kiện thời tiết

1. Sử dụng phân hoá học

  • Phân dễ tan gồm phân đạm phân kali
    • Cách sử dụng:
      • Dùng để bón thúc là chính
      • Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ
      • Khi dùng nhiều năm liên tục, cần phải bón vôi để cải tạo đất
  • Phân lân khó tan nên thường dùng để bón lót
  • Phân N-P-K chứa 3 nguyên tố nitơ, phốt pho, kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc

2. Sử dụng phân hữu cơ tự nhiên

Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.

3. Sử dụng phân vi sinh vật:

  • Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng
  • Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất

Bài tập minh họa

Câu 1

Nêu đặc điểm chính và cách sử dụng các loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp

Gợi ý trả lời:

Loại phân bón

Đặc điểm chính Cách sử dụng

Phân hoá học

Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ các chất dinh dưỡng cao
Dễ hoà tan nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

Dễ làm cho đất hoá chua

Dùng bón thúc là chính. Phân đạm và kali cũng có thể bón lót nhưng bón với lượng nhỏ. Phân lân dùng để bón lót

Sau nhiều năm bón đạm và kali cần bón vôi cải tạo đất

Hỗn hợp phân NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc

Phân hữu cơ

Chứa nhiều nguyên tố đa lượng

Có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng không ổn định

Có hiệu quả chậm...

Không làm hại đất

Dùng để bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục
Phân vi sinh

Thời gian sử dụng ngắn
Chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định

Không làm hại đất

Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng

Có thể bón trực tiếp vào đất

Câu 2

Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì sao?

Gợi ý trả lời:

Khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ vì các loại phân này dễ bị hòa tan. Nếu bón lượng lớn thì hao phí.

Câu 3

Vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính? Dùng để bón thúc được không?

Gợi ý trả lời:

Vì phân hữu cơ khó tan nên dùng để bót lót là chính. Dùng để bón thúc cũng được nhưng không hiệu quả.

Lời kết

Sau khi học xong Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, các em cần nắm vững các nội dung về đặc điểm, tính chất kĩ thuật sử dụng của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.