Bài 10. Tệ nạn xã hội

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội

- Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm:

       + ma tuý

       + cờ bạc

       + mại dâm

       + mê tín dị đoan

       +...

@2080617@

2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

- Thiếu hiểu biết;

- Ham chơi, đua đòi;

- Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc;

- Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình;

- Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.

Sự phát triển của đô thị hóa ngày càng thu hẹp không gian vui chơi của giới trẻ, khiến các bạn trẻ ngày nay bị cuốn vào những trò tiêu khiển thiếu lành mạnh, tiếp xúc với nhiều văn hóa phẩm độc hại khi nhận thức còn chưa phát triển toàn diện.

3. Hậu quả của tệ nạn xã hội

- Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.

- Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.

Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Tệ nạn xã hội thường bắt nguồn từ các thói quen xấu.