Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 15 tháng 4 2021 lúc 18:26. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC)
Tiết 1: TỰ NHIÊN DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế
- Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền đông và miền Tây của Trung Quốc
3. Thái độ:
- HS có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng mối quan hệ Việt – Trung
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Hình 10.1, 10.3, 10.4 SGK
- Phiếu học tập
Điều kiện tự nhiên | Miền Đông Tây | Miền Đông |
Địa hình, đất đai | ||
Khí hậu | ||
Sông ngòi | ||
Khoáng sản |
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Chấm bài thực hành của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của HS và GV | Nội dung chính |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí Hình thức: Cá nhân GV cho HS quan sát Bản đồ các nước trên thế giới và bảng số liệu về diện tích 4 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới nhằm làm nổi bật vị trí và lãnh thổ của Trung Quốc : Quốc gia Diện tích( Triệu km2) LB Nga 17.1 Ca-na-da 9.97 Hoa Kì 9.63 Trung Quốc 9.57 CH: Dựa vào hình 10.1,các thông tin trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số nét chính về vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung Quốc. Hãy nêu tên các quốc gia có đường biên giới với Trung Quốc. CH: Vị trí địa lí của Trung Quốc có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên Hình thức: Nhóm - Gv hướng dẫn HS xác định kinh tuyến 105 0Đ và yêu cầu HS lấy bút chì kẻ kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ H10.1 SGK. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho HS so sánh đặc điểm tự nhiên hai miền Đông và Tây theo nội dung phiếu học tập sau: - Hãy so sánh đặc điểm tự nhiên hai miền Đông, Tây và rút ra những thuận lợi và khó khăn của các đặc điểm đó tới sự phát triển kinh tế- xã hội Trung Quốc. - HS thảo luận và trình bày nội dung - GV nhận xét và đánh giá đưa thông tin phản hồi. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư và xã hội Hình thức: Cả lớp - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin trong SGK, quan sát biểu đồ dân số Trung Quốc giai đoạn (1949-2005), lược đồ phân bố dân cư và các hình ảnh dân cư, dân tộc của Trung Quốc. Hãy nêu những đặc điểm chính của dân cư Trung Quốc. Đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn gì đến phát triển KT-XH? Biện pháp khắc phục? - GV cho HS xem các hình ảnh các công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc, kể một mẩu truyện về văn minh chữ viết củaTrung Quốc . CH: Dựa vào các thông tin trong SGK kết hợp với vốn hiểu biết của bản thân, hãy chứng minh Trung Quốc có nền văn minh lâu đời và nền giáo dục phát triển. HS trả lời GV bổ sung, tổng kết. | I. Vị trí địa lí: - Lãnh thổ rộng lớn: 9.57 triệu km2 (thứ 4 thế giới) -Vị trí địa lí: + Nằm ở khu vực Trung và Đông á kéo dài từ khoảng 200- 530B và 730-1350Đ, giáp 14 quốc gia. + Gần Nhật Bản, các quốc gia và khu vực có nền kinh tế đang diễn ra năng động như Hàn Quốc, Đông Nam á + Phía đông giáp biển mở rộng ra Thái Bình Dương. + Đường biên giới chủ yếu núi cao. => Thuận lợi: Cảnh quan đa dạng, có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với châu á và thế giới. => Khó khăn: Quản lí đất nước, thiên tai… II. Điều kiện tự nhiên: ( Thông tin phản hồi phiếu học tập) III. Dân cư và xã hội: 1. Dân cư: - Dân số đông nhất thế giới - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. - Có trên 50 dân tộc, đông nhất là người Hán. - Tỉ lệ dân thành thị thấp, nhưng ngày càng tăng. * Phân bố: - Không đồng đều, tập trung chủ yếu ở phía Đông * Thuận lợi: Nguồn lao động dồi đào, thị trường rộng lớn, bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống, đa dạng => tạo tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế xã hội. *Khó khăn: Dân số đông là gánh nặng cho sự phát triển kinh tế, việc làm, môi trường ô nhiễm * Biện pháp: Vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, xuất khẩu lao động, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, phát triển các ngành thủ công truyền thống kết hợp với công nghiệp hoá đất nước. 2. Xã hội: - Giáo dục được ưu tiên phát triển, 90% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (2005) => Đội ngũ lao động có chất lượng cao - Một quốc gia có nền văn minh lâu đời + Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. + Có nhiều phát minh quan trọng: Chữ viết, giấy, la bàn….. => Thuận lợi phát triển du lịch, dịch vụ |
4. Củng cố:
Câu 1: Hãy nối những đặc điểm tương ứng với tự nhiên miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu ý đúng trong các câu sau:
Câu 2: Những yếu tố về mặt xã hội được coi là tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc là:
A. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.
B. Nguồn nhân lực rồi rào
C. Đội ngũ lao động có chất lượng ngày càng đông
D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Những phát minh nổi bật của Trung Quốc thời cổ đại là:
A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, giấy.
B. La bàn, giấy thuốc súng, máy tính.
C. Kĩ thuật in, thuốc súng, giấy, đồng hồ cát.
D. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, số 0.
5. Dặn dò:
* Thông tin phản hồi bài tập củng cố
Câu 1: 1 nối với a, d ; 2 nối với b, c,e
Câu 2: ý D Câu 3: ý A
IV: Phụ lục:
* Thông phản hồi tin phiếu học tập:
Điều kiện tự nhiên | Miền Đông Tây | Miền Đông |
Địa hình, đất đai | Chủ yếu núi, cao nguyên cao xen lẫn bồn địa rộng lớn, nhiều đồng cỏ tự nhiên, nhiều hoang mạc: Côn Luân, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cao nguyên Gô-bi, Tây Tạng, lòng chảo Tân cương. | Địa hình thấp, có nhiều đồng bằng, bồn địa rộng, đất đai màu mỡ: Đông bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam… |
Khí hậu | Ôn đới lục địa khô hạn khắc nghiệt | Gió mùa cận nhiệt, ôn đới thay đổi từ N lên B => Cơ cấu nông nghiệp đa dạng. |
Sông ngòi | Chủ yếu là thượng lưu của các con sông lớn chảy về phía đông, có trữ năng thuỷ điện lớn. | Nhiều sông, là trung và hạ lưu của các sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà… có giá trị về nhiều mặt, nhưng hay gây lũ lụt |
Khoáng sản | Phong phú với nhiều loại như: dầu khí, kim loại màu | Phong phú với nhiều chủng loại như dầu mỏ, than, sắt, kẽm, mangan… |