Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

1. Cơ khí chế tạo

- Cơ khí chế tạo là ngành kĩ thuật công nghệ.

- Sử dụng kiến thức Toán học, nguyên lí của Vật lí, các kết quả của công nghệ vật liệu để nghiên cứu và thực hiện quá trình:

+ Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy, thiết bị, chi tiết.

=> Phục vụ sản xuất và đời sống của con người.

2. Vai trò của cơ khí chế tạo

Máy thu hoạch thóc

Cơ khí chế tạo đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất:

- Chế tạo công cụ, máy giúp nâng cao năng suất lao động, thay thế lao động thủ công.

- Chế tạo đồ dùng, dụng cụ tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chế tạo ra các thiết bị, máy, công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

- Đối tượng lao động trong ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm:

+ Vật liệu kim loại và hợp kim.

+ Vật liệu phi kim loại.

+ Một số loại vật liệu khác.

- Công cụ lao động trong ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như:

+ Tiện, phay.

+ Bào, hàn,...

=> Để thực hiện các phương pháp gia công.

- Sản xuất các sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi hồ sơ kĩ thuật gồm:

+ Các bản vẽ kĩ thuật.

+ Quy trình gia công sản phẩm,...

- Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội, sản xuất,...

- Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất. Sản phẩm này đòi hỏi nhiều yêu cầu kĩ thuật như:

+ Độ chính xác kích thước.

+ Độ bóng bề mặt,...

Các chi tiết của máy móc sản xuất

III. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG QUY TRÌNH CHẾ TẠO CƠ KHÍ

* Để tạo thành sản phẩm cơ khí, cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

* Quy trình chế tạo cơ khí gồm 5 bước cơ bản sau đây:

- Bước 1: Đọc bản vẽ chi tiết.

+ Nghiên cứu bản vẽ chi tiết.

+ Tìm hiểu chức năng làm việc và phân loại.

+ Các yêu cầu kĩ thuật cần đạt.

+ Tính công nghệ khi chế tạo chi tiết.

- Bước 2: Chế tạo phôi.

+ Thường sử dụng 3 phương pháp thông dụng: phương pháp đúc, gia công bằng áp lực, phương pháp hàn, cắt.

- Bước 3: Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm.

+ Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, xác định chế độ cắt nguyên công, các bước,... xác định bậc thợ cho các nguyên công và tiến hành gia công sản phẩm.

- Bước 4: Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm.

+ Xử lí bề mặt bằng công nghệ thích hợp.

- Bước 5: Lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo bản vẽ.