Đây là phiên bản do Phạm Vĩnh Linh
đóng góp và sửa đổi vào 30 tháng 1 2022 lúc 7:59. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
2,Tính tương đối của chuyển động
- Một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc (nhà cửa, cây cối, xe cộ, cột đèn….3. Các dạng chuyển động thường gặp.
- Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động:
+ Chuyển động thẳng.
+ Chuyển động cong.
+ Chuyển động tròn
Giải bài tập SGK:
C1:
Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên, trước hết chọn một vật cố định nào đó làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông) và kiểm tra xem vị trí của ô tô, thuyền hoặc đám mây có thay đổi so với vật mốc đó hay không.
+ Ta nói chúng đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc.
+ Ta nói chúng chuyển động nếu vị trí thay đổi so với vật làm mốc.
C2:
Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.
C3:
Ta nói vật đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.
Chẳng hạn ta nói chiếc xe ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên nếu chọn bến xe là vật làm mốc.
C4:
Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
C5:
Nếu so với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.
Phạm Vĩnh Linh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 1 2022 lúc 7:59) | 2 lượt thích |