Phân tích bài thơ Dâng của Xuân Diệu (mọi người ơi giúp em với ạ 🥺🥺)
Phân tích bài thơ Dâng của Xuân Diệu (mọi người ơi giúp em với ạ 🥺🥺)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài ca dao sau: Thất Sơn đồi núi điệp trùng Địa linh nhân kiệt anh hùng nảy sinh. Ai về Châu Đốc, An Giang Nhớ thăm núi Cấm, Thất Sơn quê mình Danh lam thắng cảnh hữu tình Đình chùa, di tích hiển linh diệu huyền Địa linh, nhân kiệt, thánh tiên Dâu ngoan, rể thảo, tôi hiền trung can.
Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra... Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. Câu 1:Anh/chị hãy lí giải hình ảnh "bao hũ rượu quanh cổ dừa" được khắc họa trong đoạn thơ thứ 2.Cách diễn đạt trên mang lại hiệu quả gì? Câu 2: Trong văn bản trên,tác giả đã chỉ ra những công dụng nào của cây dừa? Qua đó,tác giả đã bộc lộ thái độ gì đối với hình ảnh cây dừa Việt Nam? Câu 3: Bài thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về thiên nhiên quê hương, đất nước Việt Nam? Câu 4: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Trần Đăng Khoa trong văn bản trên
1. Chi tiết kì ảo “gặp tiên" có ý nghĩa gì đối với nội dung câu chuyện? 2. Theo em, khi đặt tên cho vùng đất mới là Hà Tiên, Mạc Cửu đã gửi gắm vào đó những mong ước gì? 3. Câu chuyện trên giúp em hiểu thêm những điều gì về lịch sử hình thành vùng đất Cà Mau? 4. Câu chuyện trên giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật lịch sử Mạc Cửu?
Giúp em làm dàn ý thôi ạ em đang cần gấp
Chân trời sáng tạo ngữ văn 10, bài 4 văn bản 2, 3. Tính hàm súc trong văn bản 2, 3 đã được đáp ứng như thế nào? 🥲
Viết bài báo cáo về những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người việt nam(người kinh)
Tại sao tác giả cho rằng: Người bình thường chỉ có thế đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình?
Tác giả cho rằng " Người bình thường chỉ có thế đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình? " Bởi lẽ người bình thường thường tập trung vào các mối quan hệ hay những sự trải nghiệm gần gũi hơn trong cuộc sống hàng ngày. Cảm xúc của họ thường dựa trên những liên kết xã hội và cá nhân mà họ có với những người này. Điều này là một phần của tự nhiên con người, nơi chúng ta thường xem xét cũng như quan tâm đến những người xung quanh và các quan hệ xã hội của mình.
Ngược lại, nghệ sĩ thường có tầm nhìn rộng hơn, tâm hồn sâu sắc hơn về thế giới xung quanh. Họ có khả năng cảm nhận và thấu hiểu sự đa dạng và vẻ đẹp của mọi thứ, từ thiên nhiên đến con người, thậm chí đối với những thứ không có trái tim như cảnh quan, vật thể hoặc thứ gì đó trừu tượng. Tâm hồn nghệ sĩ có thể mở rộng ra khỏi giới hạn của các mối quan hệ cá nhân và bao phủ mọi khía cạnh của thế giới.
Tâm hồn nghệ sĩ có thể so sánh với tấm lòng trời đất bởi vì họ thường xem thế giới xung quanh như một tác phẩm nghệ thuật. Họ có khả năng biểu hiện cảm xúc của họ đối với mọi thứ thông qua nghệ thuật của bản thân, bất kể là gì. Điều này giúp họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và cảm động mà mọi người có thể đồng cảm,thấu hiểu.
Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội họa. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Em hiêu ý đoạn văn trên như thế nào?
Ngữ liệu 1 THẦN SÉT - (Thần thoại Việt Nam) Trong đám tướng tá của Ngọc Hoàng trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét có danh hiệu là Thiên lôi, cũng có khi gọi là ông Sấm. Thần mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào, dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc. Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi là để dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó. [...] (Nguyễn Đổng Chi, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, trang 87, 88) Ngữ liệu 2 THẦN MƯA Thần Mưa là vị thần có hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Nhưng Thần Mưa có tật hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành. Trời phải đích thân ra nghênh tiếp, và phát hiện ra Thần Mưa đã ngủ quên cả năm trời. Trời cuống quýt sai Thần Mưa xuống hạ giới làm mưa gấp. Rồi dặn Cóc rằng hễ trời hạn hán thì hãy nghiến răng, Trời sẽ biết mà làm mưa. Từ đó có câu: “Con cóc là cậu ông trời Ai mà đánh nó thì trời đánh cho.” Sau vụ đó, Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại. Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thần Gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy, đưa cá chép ào ào vượt qua cả ba đợt sóng tới Vũ Môn nhả ngọc hóa rồng. Do đó mà trong dân gian đã có câu ca dao về việc cá chép hóa rồng. “Mồng ba cá đi ăn thề Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.” (Sưu tầm từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam) Ngữ liệu 3 NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu. Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa. Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người. (Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Câu hỏi: hãy xác định chủ đề và thông điệp được gửi gắm của từng văn bản