viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày suy nghĩ của em về "Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ và hoài bão"
viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày suy nghĩ của em về "Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ và hoài bão"
Xác định biện pháp tu từ trong câu “Kể từ đó, An tiêm đi khắp con đảo tìm những loại rau rừng để trồng, kiếm quả rừng để ăn. Nàng Ba, vợ An Tiêm thì ra biển kiếm ngao, kiêm ốc. Đứa con lớn được chàng dạy cho cách làm bẫy chim, nhưng rồi dần dần lũ chim cũng đề phòng nên có ngày thằng bé không bẫy được con chim nào.”
BPTT liệt kê
Tác dụng: Giúp cho câu văn thêm chân thực
Cho thấy các công việc của gia đình An Tiêm khi sống trên đảo.
hãy rút ra thông điệp của nhân vật gửi qua bài thơ 'em và mẹ "
Hãy biết yêu thương, trân quý và kính trọng mẹ của mình, người đã dãi nắng, dầm mưa vất vả lo lắng cho ta và hãy làm một người con ngoan, hiếu thảo để thể hiện lonhg biết ơn, tinhg mẫu tử rất thiêng liêng
hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh / chị về cách sử dụng hiệu quả mạng xã hội và các thiết bị công nghệ.
bài: Tưởng tưởng người con trai lão Hạc (nhân vật chính trong truyện ngắn Lão Hạc của Nạm Cao) trở về làng vào một hôm sau cách mạng tháng Tám 1945 như sau: Về tới đầu làng, thấy cảnh xóm làng tuy còn xơ xác, tiêu điểu, nhưng khí thế cách mạng sôi nổi, anh bổi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa…Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo vông đi viếng mộ cha. Sau mấy ngày thăm hỏi bà con hàng xóm và bạn bè cũ, anh gửi ông giáo những di vật của cha, tạm biệt quê hương, nhưng không như lần trước, lẩn này anh đĩ làm nhiệm vụ của người cách mạng. Anh (chị) hãy chọn một sự việc rồi kế lại với một số chi tiết tiêu biểu
Tham khảo:
Vì không có tiền để cưới người con gái mình yêu nên anh con trai lão Hạc phẫn chí bỏ làng ra đi, vào tận Nam Kì làm phu ở đồn điền cao su đất đỏ. Biền biệt suốt mấy năm trời, tích cóp được ít tiền, nay anh mới trở về quê.
Về tới đầu làng, anh thấy cảnh xóm làng tuy vẫn còn xơ xác, tiêu điều vì trận đói khủng khiếp vừa qua nhưng khí thế cách mạng của bà con nông dân thì sôi nổi lắm. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền. Các kho thóc của phát xít Nhật bị phá tung, cán bộ Việt Minh chia thóc cho dân chúng. Từng đoàn trai tráng kéo nhau đi rầm rập trên con đê chạy dọc bờ sông, miệng hô to những khẩu hiệu đả đảo Pháp, Nhật, ủng hộ chính quyền cách mạng. Dẫn đầu đoàn người là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới.
Quả là một cảnh tượng anh chưa từng được chứng kiến trong đời. Tim anh đập rộn lên khi đặt chân về đến rặng tre đầu ngõ. Khu vườn quen thuộc đây rồi! Ba gian nhà tranh cũ kĩ, xiêu vẹo, im lìm đứng giữa vườn cây xơ xác. Lối vào nhà và miếng sân đất um tùm cỏ dại.
Anh cất tiếng gọi cha, không một lời đáp lại. Nhấc chiếc cửa liếp ra, anh ngó vào trong: mạng nhện chăng đầy; nắng chiếu qua lỗ thủng trên mái rạ, in trên mặt đất gồ ghề những vệt sáng không đều. Không khí lạnh lẽo và mùi ẩm mốc xông lên khiến anh bất chợt rùng mình. Anh sang nhà ông giáo để hỏi thăm về người cha già yếu của mình.
Ông giáo Tri, người hàng xóm thân cận pha nước mời anh uống rồi khuyên anh hãy bình tĩnh nghe ông kể về những ngày cuối đời của người cha tội nghiệp:
- Từ hôm anh đi, ông cụ buồn lắm! Sớm tối chỉ có con chó Vàng quanh quẩn bên ông cụ mà thôi. Cả tổng đói, cả làng đói. Ông cụ đứt bữa thường xuyên. Thôi thì kiếm được cái gì ăn cái nấy cho qua ngày. Thỉnh thoảng sang bên tôi chơi, ông cụ cứ tự trách mình vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, để con phải lưu lạc tha phương kiếm sống. Một buổi chiều, ông cụ nhờ tôi trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này anh về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Ông cụ còn gửi tôi giữ giùm ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán hoa lợi thu được từ mảnh vườn suốt mấy năm qua và tiền bán con chó Vàng. Khốn khổ! Nhắc đến chuyện phải buộc lòng bán nó vì không nuôi nổi nữa, ông cụ cứ khóc vì ân hận là đã lừa nó. Ông cụ bảo thà chết chứ không bán mảnh vườn của mẹ anh để lại cho anh.
Tôi có ngờ đâu ông cụ lại chọn cái chết. Ông cụ xin Binh Tư ít bả chó. Lúc thấy ồn ào, tôi chạy vội sang thì ông cụ đang quằn quại. Chẳng thể làm thế nào cứu được nữa! Số tiền ông cụ gửi, tôi chi một ít lo ma chay, chôn cất ông cụ; số còn lại, tôi vẫn giữ đây chờ anh về. Lát nữa, tôi sẽ dẫn anh ra thăm mộ ông cụ. Ôi chao! Trên đời này, thật hiếm có người cha nào thương con như thế!
Anh con trai lão Hạc ngồi lặng đi, hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Ông giáo lấy văn tự nhà đất cùng túi tiền cất ở trên bàn thờ xuống, đưa cho anh. Anh run run đưa tay ra đón lấy rồi nghẹn ngào thốt lên hai tiếng: “Cha ơi!”.
Thắp mấy nén nhang cắm lên nấm mộ chưa xanh cỏ, anh thổn thức tâm sự với người cha mà anh hằng yêu quý và thương nhớ: “Cha ơi! Con là đứa con bất hiếu, không đỡ đần được gì cho cha lúc tuổi già sức yếu! Con mong cha tha thứ cho con! Con lầm tưởng là bỏ làng ra đi thì sẽ dễ dàng kiếm được tiền, nhưng ở đâu dân mình cũng cơ cực, cha ạ! Trong những ngày làm phu cạo mủ cao su ở đồn điền của lũ chủ Tây ở đất Đồng Nai, con đã được cán bộ cách mạng giác ngộ, chỉ cho con đường đúng nên theo. Về làng lần này, con những mong được gặp lại cha, để cha mừng cho con đã trưởng thành. Nào ngờ buổi chia tay cũng là vĩnh biệt!”.
Anh con trai lão Hạc chỉ ở nhà được mấy hôm. Anh dọn dẹp nhà cửa, vườn tược gọn gàng rồi nhờ ông giáo tiếp tục trông nom. Trước lúc ra đi, anh chào và cảm ơn khắp lượt bà con hàng xóm đã giúp đỡ cha anh lúc anh vắng nhà. Ông giáo tiễn anh ra tới đầu làng. Vắt chiếc tay nải đựng quần áo lên vai, anh rảo bước về phía nhà ga. Mặt trời đã lên cao, tiếng còi tàu giục giã ngân dài trong gió.
Em tham khảo:
Tôi là con trai của Lão Hạc. Sau hai mươi năm đi đồn điền cao su, tôi đã tích cóp được một khoản tiền nhỏ. Lần này, tôi quyết định trở về làng thăm lại cha và mọi người trong làng. Sau bao nhiêu năm xa quê, nên nghĩ được quay trở về quê nhà là lòng tôi lại háo hức, bồn chồn. Khiến cả đêm hôm trước tôi không thể nào chợp mắt được.
Quay trở lại làng, cảnh vật mọi thứ vẫn vậy, không có gì thay đổi. Từ những ngõ ngách nhỏ, những con đường làng bụi mù mỗi khi trời nắng lên, cái nghèo vẫn bao lấy ngôi làng của tôi. Bước vào cổng nhà, tôi bỗng cảm thấy một chút gì đó lạnh lẽo, nhà cửa hoang tàn, cây cỏ thì héo úa. Ngỡ ngàng trước cảnh tượng đó, tôi tìm mãi nhưng không thấy cha tôi đâu. Lúc trước tôi đi, tôi có để lại một con chó đặt tên là Cậu Vàng để cha tôi nuôi bầu bạn mỗi ngày khi tôi vắng nhà. Giờ tôi cũng chẳng thấy nó đâu. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là cha tôi đưa Cậu Vàng đi đâu đó quanh làng thôi. Tôi chạy sang nhà ông giáo, vì bình thường cha của tôi hay qua nhà ông giáo ngồi hút thuốc và uống nước chè.
Sang đến nơi, ông giáo có lẽ cũng bất ngờ khi thấy tôi trở về. Nhưng hình như ông có điều muốn nói với tôi nhưng lại chưa thể nói ra. Tôi cố gắng gặng hỏi xem có chuyện gì xảy ra khi tôi vắng nhà, lúc đó ông giáo mới kể cho tôi nghe về mọi chuyện. Tôi không ngờ cha tôi đã phải chịu bao vất vả, cực khổ đến như vây, cả đến khi chết vẫn còn khổ. Cũng chỉ vì cái nghèo, cái đói mà tôi phải xa cha, bỏ cha già ở nhà một mình. Cũng chính vì nghèo đói và thương tôi mà cha tôi đã phải chết. Đau đớn tột cùng, tôi gần như chết lặng đi khi nghe ông giáo kể.
Ông giáo đưa cho tôi một túi đựng tiền nhỏ, đây là số tiền ít ỏi mà cha tôi đã dành dụm cho tôi. Sau khi bình tĩnh lại, ông giáo dẫn tôi đi đến thăm mộ của cha tôi. Nhìn ngôi mộ của cha mà tôi không thể kìm được cảm xúc, hai dòng lệ cứ tuôn dài trên má tôi, tôi chạy đếm ôm lấy mộ cha. Ông giáo thắp hương cho cha tôi xong ông nói: “Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai của lão cũng đã trở về rồi, nếu ông còn sống chắc ông sẽ vui lắm khi thấy con trai ông nó đã trưởng thành hơn rồi”. Tôi chẳng muốn rời mộ cha một chút nào hết, vì sau bao nhiêu năm hai cha con xa cách giờ gặp nhau lại trong hoàn cảnh này. Ông giáo cố gắng động viên tôi và khuyên tôi nên về nhà ông giáo để nghỉ ngơi. Nhưng tôi đã từ chối, tôi muốn trở về nhà mình dọn dẹp chút, lâu rồi không ai ở ngôi nhà trở nên lạnh lẽo quá rồi.
Từ mộ cha về, tôi bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, phát quang khu vườn rậm rạp. Tối hôm đó, tôi đi thăm bà con trong làng. Bao lâu tôi xa quê, xa mọi người nay mới có dịp trở lại tôi đi tới lần lượt từng nhà để hỏi thăm sức khỏe mọi người.Lần này, tôi trở về cũng là có lí do. Tôi đã giác ngộ lí tưởng cộng sản và đi theo tiếng gọi của đảng. Tôi định về thăm cha rồi đi làm nhiệm vụ cách mạng giao cho. Nhưng cha tôi đã không còn nên tôi cũng không muốn ở lại lâu nữa. Sáng hôm sau, tôi sang nhà ông giáo, nhờ ông giáo trông giữ nhà hộ và gửi ông giáo một ít tiền để hương khói cho cha tôi khi tôi vắng nhà.
Sau khi thu xếp mọi việc ở quê nhà xong xuôi, tôi từ giã mọi người và bắt đầu lên đường làm nhiệm vụ của cách mạng. Tôi muốn góp sức mình để tham gia giải phóng dân tộc, nhiệt huyết của tuổi trẻ đang sục sôi trong tôi.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghề nông nghèo khổ. Cách đây vài năm vì không có tiền lấy vợ, tôi đã quyết định bỏ đi làm đồn điền cao su mấy năm để kiếm một khoản kha khá về lo cho cuộc sống. Nhưng thật trớ trêu thay, đồn điền cao su hết việc thêm nữa bị bóc lột quá nhiều, không đủ sức làm việc nên tôi quyết định về quê sống gắn bó với đồng ruộng và chăm sóc cha.
Sau khi thu xếp công việc ổn thỏa, tôi trở về quê nhà sau mấy năm xa cách. Quang cảnh làng xóm vẫn thế không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; vẫn là giếng nước gốc đa thân quen. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái không khí quen thuộc ở nơi mình sinh ra thật sảng khoái. Khi tôi đặt chân vào cửa nhà, điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là thấy nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng vẻ, đìu hiu. Tôi đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả Cậu Vàng, nhiều đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện dăng khắp nhà khiến tôi có chút gì đó lo lắng, bất an. Bỏ đồ đạc gọn vào một chỗ rồi đi dọn dẹp xung quanh cho gọn gàng hơn; tôi dùng số tiền ít ỏi để đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố; tôi về đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo - người bạn thân thiết của bố để hỏi thăm.
Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã. Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng. Tôi linh cảm có chuyện không lành. Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, sau khi tôi ngồi và uống nước, ông giáo từ từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi rằng cha tôi đã sống khổ sở thế nào, ốm đau ra sau, thương tiếc và đau xót khi bán cậu Vàng thế nào; đau xót nhất chính là cảnh bố tôi phải ăn bả chó để tự tử vì đói nghèo và muốn giữ lại căn nhà, mảnh đất cho tôi. Tôi sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi. Tôi òa lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của bố. Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời. Tôi tự dằn vặt, trách móc bản thân. Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng. Sau khi ông giáo khuyên ngăn, tôi trở về nhà với tâm trạng vô cùng đau khổ.
Nén nỗi đau vào trong, tôi thu dọn nhà cửa gọn gàng. Ngày hôm sau nhờ ông giáo dẫn ra mộ bố, thắp cho bố nén nhang, hứa với bố sống thật tốt. Tôi đau quặn ruột khi nhìn thấy nấm mồ đã xanh cỏ của bố mình giữa nơi cánh đồng lạnh lẽo. Hai hàng nước mắt lã chã rơi trên má, tôi đứng chôn chân hồi lâu, có quá nhiều thứ muốn nói với bố, lời cảm ơn, lời xin lỗi nhưng tất cả nghẹn bứ trong cuống họng không thốt ra thành lời. Tôi chỉ đứng nhìn ngôi mộ đầy xót xa. Tôi nghe theo lời khuyên của ông giáo, người đi thì cũng đi rồi, tôi có đau xót hay dằn vặt thì bố tôi cũng không quay trở lại, tôi phải sống thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng an nghỉ. Sau khi thăm mộ bố trở về, tôi chăm chỉ làm ăn, lao động, sống chan hòa với làng xóm, thay bố tiếp tục cuộc đời còn lại thật ý nghĩa.
Đó là kí ức đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, cũng là bài học đắt giá giúp tôi trân trọng cuộc sống hơn. Cho đến bây giờ, khi nghĩ lại những việc đã xảy ra, tôi vẫn có chút đau lòng nhưng đó là bài học mà tôi luôn khắc ghi để sống tốt từng ngày.
Phân tích lỗi trong các câu sau và sửa lại cho đúng.
a. Trong toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến.
b. Qua bài báo của anh viết về những tiêu cực nảy sinh ở trong huyện.
c. Chúng ta, những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.
e. Với anh một con người luôn hi sinh hạnh phúc của mình cho những người khác.
g. Khoa học tự nhiên nói chung, môn văn nói riêng, đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều.
h. Ngô Tất Tố đã miêu tả cặn kẽ cuộc sống người nông dân dưới chế độ cũ trong tác phẩm “Bước đường cùng’’.
j. Qua Truyện Kiều kể lại cuộc đời đau khổ của người con gái có tài sắc.
f. Tuy nó đến muộn, nhưng nó vẫn không kịp chuyến xe đầu tiên.
ai chỉ giúp em với ạ
Phân tích lỗi trong các câu sau và sửa lại cho đúng.
a. Trong toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến.
b. Qua bài báo của anh viết về những tiêu cực nảy sinh ở trong huyện.
c. Chúng ta, những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.
e. Với anh một con người luôn hi sinh hạnh phúc của mình cho những người khác.
g. Khoa học tự nhiên nói chung, môn văn nói riêng, đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều.
h. Ngô Tất Tố đã miêu tả cặn kẽ cuộc sống người nông dân dưới chế độ cũ trong tác phẩm “Bước đường cùng’’.
j. Qua Truyện Kiều kể lại cuộc đời đau khổ của người con gái có tài sắc.
f. Tuy nó đến muộn, nhưng nó vẫn không kịp chuyến xe đầu tiên.
ai chỉ giúp em với ạ
Xét cấu tạo ngữ pháp câu " nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu gì
CN1 là ai
VN1 là lành chanh lành chói
CN2 là bà
VN2 là rủ rỉ khuyên
=> có 2 cụm CV nên đây là câu ghép!
Câu trên thuộc kiểu câu ghép.
CN1 : ai
VN1: lành chanh lành chói
CN2 : bà
VN2 : rủ rỉ khuyên
Dàn ý Kể lại một buổi cắm trại cùng các bạn trong lớp .
BN THAM KHẢO
1. Mở bài: Dẫn dắt vào buổi cắm trại mà em được chứng kiến hoặc tham gia
2. Thân bài
- Hoàn cảnh dẫn đến buổi cắm trại ấy
- Khi em học lớp mấy? Cắm trại ở đâu?
- Cùng tham gia cắm trại với em có những ai?
+ Kể công việc chuẩn bị trước khi đi cắm trại
+ Dụng cụ dựng trại: cọc, dây, bạt, thảm, cổng trại, đồ trang trí...
+ Đồ ăn, nước uống cho buổi cắm trại
+ Phân công chuẩn bị và tâm trạng của em như thế nào: em phụ trách việc gì? +Lòng mong ngóng xen lo lắng
- Kể chi tiết buổi cắm trại
+ Bắt đầu từ buổi sáng, em và các bạn được giúp đỡ, hướng dẫn dựng trại, miêu tả trại đã dựng
+ Những hoạt động diễn ra trong buổi cắm trại: những trò chơi, cuộc thi tổ chức đồng hành, mọi người tham gia đông đảo, tiếng hò reo cổ vũ tưng bừng, náo nhiệt...
+ Đoàn cắm trại nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện, chia sẻ với nhau
- Kết thúc buổi cắm trại
- Những điều em có được sau buổi cắm trại: nhiều bạn thân thiết hơn, những bài học thú vị
3. Kết bài
- Tâm trạng của em khi ra về sau buổi cắm trại
- Ý nghĩa buổi cắm trại ấy đối với em.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Đã có ai dậy sớm rừng cọ ơi rừng cọ! Nhìn lên rùng cọ tươi lá đẹp lá ngời ngời Lá xòe rừng tia nắng tôi yêu thường vẫn gọi Giống hệt như mặt trời mặt trời xanh của tôi! ( "mặt trời xanh của tôi"- nguyễn viết Bình) a.cho biết thể thơ của đoạn thơ trên b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ c. Xét về cấu tao 2 câu " Rừng cọ ơi!, rừng cọ!" Thuộc kiểu câu nào? d. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ nhất. e. Nêu ngắn gọn cách hiểu của em về hình ảnh thơ " mặt trời của tôi"
1. Thể thơ 5 chữ.
2. PTBD: Biểu cảm
3. Câu cảm thán
4. BPTT: So sánh
Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh của lá cọ, giúp cho chúng trở nên đẹp và sinh động như mặt trời
5. Hình ảnh ''mặt trời xanh của tôi'' theo cách hiểu của em là: lá cọ xòe ra như mặt trời, những chiếc lá màu xanh - mặt trời xanh
1) Bạn không cách dòng thì không xác định được thể loại rồi nhưng nếu bài thơ này thì theo thể 5 chữ
2) PTBDC: Biểu cảm
3) Đây là câu đặc biệt nếu xét theo cấu tạo
4) BPTT: So sánh"như mặt trời "
Tác dụng: Diễn tả một cách chính xác hình ảnh lá cọ. Lá cọ trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn
5) Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở hiểu đơn giản là sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả. Lá cọ xoè những cánh nhỏ dài màu xanh nhìn xa xa giống như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh". Mà qua đó tác giả bộc lộ tình cảm yêu mến và tự hào của về rừng cọ của quê hương cũng như tình yêu quê hương đằm thắm.