Lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

KJ
Xem chi tiết
HT
8 tháng 12 2021 lúc 6:43

Tham khảo:

Vai trò:

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

 



 

Bình luận (1)
LL
8 tháng 12 2021 lúc 6:44

tham khảo :

 

a) Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI sức sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

     + Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

     + Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ

 

⇒ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

- Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

- Thành thị cổ được phục hồi

b) Vai trò

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

→ Thành thị ra đời có vai trò rất lớn, là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” – Mác.

Bình luận (0)
KL
8 tháng 12 2021 lúc 6:49

tham khảo :

 

a) Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI sức sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

     + Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

     + Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ

 

⇒ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

- Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

- Thành thị cổ được phục hồi

b) Vai trò

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

→ Thành thị ra đời có vai trò rất lớn, là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” – Mác.

Bình luận (0)
GL
Xem chi tiết
TP
10 tháng 11 2021 lúc 15:53

Tham khảo

Sự phát triển ngày càng cao của nền sản xuất xã hội ở thời đại kim khí đã đem lại những biến đổi mới trong xã hội, trước hết là làm thay đổi hẳn địa vị của người phụ nữ. Sự xuất hiện ngành nông nghiệp dùng cày, chăn nuôi súc vật và nghề thủ công đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm sản xuất của người đàn ông. Mặt khác, do có năng suất lao động cao, sản phẩm do người đàn ông làm ra không những chỉ đủ ăn mà còn đủ nuôi sống cả gia đình. Địa vị kinh tế của người đàn ông trong gia đình đã dần dần được xác lập. Do có sản phẩm thừa, người đàn ông bắt đầu quan tâm tới quyền thừa kế tài sản. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ổn định đã dẫn tới việc con cái biết đến cha, xác lập huyết tộc theo họ cha và quyền thừa kế cha. Gia đình phụ hệ đã dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

Bình luận (0)
HZ
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
H24
7 tháng 1 2021 lúc 22:09

* Lãnh địa phong kiến: là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Lãnh địa là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

- Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

- Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Chú ý:

Đời sống chính trị trong các lãnh địa chính là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu, khác với chế độ phong kiến tập quyền ở phương Đông.

 

Bình luận (0)
KH
Xem chi tiết
H24
7 tháng 1 2021 lúc 22:11

Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông:

* Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa, mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.

- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

* Chữ viết

- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết (vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN): Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý. 

- Nguyên liệu được dùng để viết: người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

* Toán học

- Lúc đầu, biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.

- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.

- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

* Kiến trúc

- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

 

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
TS
5 tháng 10 2018 lúc 21:00

Nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì:

Thời kì này, nền văn hóa vừa mới được hình thành. Những thành tựu đầu tiên của thời kì này có tác dụng định hình, mở đường cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ theo hướng thích hợp nhất. Những thành tựu đó là:

* Về tư tưởng:

- Phật giáo:

+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

- Ấn Độ giáo:

+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo.

* Chữ viết:

- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

* Kiến trúc, điêu khắc, văn học:

- Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
DT
28 tháng 9 2018 lúc 22:36

1)Điều kiện tự nhiên:

+ Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,...

+ Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu.

- Kinh tế:

+ Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.

+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.

- Về xã hôi:

+ Phương Đông có 3 giai cấp:

_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.

_ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế.

_ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.

+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:

_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế.

_ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

_ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào.

- Về chính trị:

+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.

+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.

Đấy bạn dùng vậy mà so sánh điểm tiến bộ

Bình luận (0)
TX
Xem chi tiết
NH
13 tháng 9 2018 lúc 20:23
thích cái nào thì chọn nhá bạn :v 1. Tây Tạng: Cung điện Potala

Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng từ năm 1645. Với 3 tầng, 1000 phòng, 10.000 gian thờ và xấp xỉ 200.000 bức tượng. Ngày nay, đây là một bảo tàng, nơi có chứa rất nhiều di vật văn hóa đa dạng, tượng trưng cho lịch sử, văn hóa nghệ thuật Tây tạng ấn tượng. Cung điện này năm ở độ cao hơn 12,000 feet (3,700 mét) trên mực nước biển và xứng danh là một trong những cung điện nằm ở vị trí cao nhất thế giới.

2. Bhutan: Tu viện Taktsang

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1692. Nằm trên một vách núi cao 3,000 feet (900 mét) phía trên thung lũng Paro. Xưa kia, đây là nơi cư ngụ của các tăng nhân. Và nếu bạn muốn đến đây, hãy chuẩn bị trước tâm lý về một hành trình dài nhớ mang đủ nước. Ban ngày trời có thế rất nóng, bạn chỉ nên mang các đồ vật gọn nhẹ để đi bộ đường dài và đặc biệt, nên mặc quần áo dài, bởi nếu hở nhiều da thịt sẽ không được pháp vào tu viện này.

3. Miến Điện: Chùa Shwezigon

Hoàn thành năm 1102 sau công nguyên. Người ta tin rằng, nơi đây cất giữ một mảnh xương và răng của Phật Gautama. Truyền thuyết kể rằng Vua Anawrahta đã đi thỉnh xá lợi răng của Phật từ Sri Lanka. Sau đó, Nhà vua quyết định cất giữ thánh vật này trong một ngôi chùa vì lợi ích của mọi người. Về nơi xây chùa Shwezigon, sau khi Nhà vua có được xá lợi răng, ôn đã đưa nó lên lưng con voi trắng và nói, “Voi trắng của ta hãy cúi đầu xuống nơi mà xá lợi răng muốn được cất giữ”..

4. Thái Lan: Kinh đô Ayutthaya

Trước kia là nơi ở của người Xiêm từ năm 1351 đến 1676 và có một bộ sưu tập các công trình kiến trúc cổ hùng vĩ. Xưa kia, Ayutthaya là kinh đô cũ của Thái Lan. Nằm cách Băng-Cốc một giờ chạy xe, và đến tận bây giờ, nơi đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan.

Bình luận (0)
TX
13 tháng 9 2018 lúc 20:39

ai biết bày mik vs

Bình luận (2)