Tả lại bức tranh của Kiều phương bằng lời văn của em
Tả lại bức tranh của Kiều phương bằng lời văn của em
Kiều Phương là một cô bé đáng yêu. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện gọn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng. Nó cũng rất đam mê hội họa. Hàng ngày, cô bé cứ say sưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Một ngày nọ, chú Tiến Lê - bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Mèo. Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mèo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mèo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mèo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm. Tôi cảm thấy vô cùng hối hận.
nêu diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái mình. thank you so much.
Tham khảo:
Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, trong khi đó cậu không được hoàn hảo như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Phương.
viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh qua đoạn văn sau
"Tôi không thể trả lời mẹ.......lòng nân hậu của em con đấy"
Tham khảo:
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
bài bức tranh của em gái tôi ngôi kể là gì
Bài "Bức tranh của em gái tôi" kể theo ngôi thứ nhất/
bạn hãy kể lại buổi khai giảng đầu tiên của mình
ko chép mang nha!!!!
Đối với tôi đẹp và cảm xúc nhất đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời, ngày bước vào lớp 1. Sáng sớm một buổi sáng se lạnh của mùa thu, mẹ gọi tôi dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng để đến trường. Hôm nay sao lạ lắm, tôi rất phấn khởi và cảm thấy nôn nao trong người chắc hẳn bởi vì sắp được đến lớp. Sau khi ăn sáng, mẹ mặc cho tôi một bộ quần áo trắng và chiếc cặp mới mới mẹ đã mua từ hôm trước. Mẹ chở tôi trên con đường làng uốn lượn, cảnh vật xung quanh sao hôm nay rất lạ chắc có lẽ tôi đã đi học. Đứng trường cổng trường khang trang, tôi bỗng lo sợ và có đôi chút lo lắng, mẹ xoa đầu và dặn dò vào lớp với các bạn, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo. Ngày đầu tiên đi học như vậy đó nhưng sẽ mãi là kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời học sinh và theo tôi suốt cuộc đời.
1. Mở bài
Cảm nhận chung:
-Trong đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường.
- Ngày khai trường đầu tiên vào lớp Một bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất.
2. Thân bài
Diễn biến của buổi khai trường:
- Trước khi đến trường:
Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường.
Chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới…
- Lúc đến trường:
Tung tăng đi bên cạnh mẹ, nhìn cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu (bầu trời, mặt đất, con đường, cây cối, chim muông… )
Thấy ngôi trường thật to lớn, còn mình thì quá nhỏ bé.
Ngại ngùng trước chỗ đông người.
Được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút.
- Lúc dự lễ khai trường:
Lần đầu tiên trong đời, em được dự một buổi lễ trang nghiêm như thế.
Thấy ngỡ ngàng và lạ lùng.
Vui và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một.
Rụt rè làm quen với các bạn mới.
3. Kết bài
- Cảm xúc của em: thấy rằng mình đã lớn.
- Tự hứa rằng mình cần phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
Tham khảo nha em:
Năm nay em đã là học sinh lớp 7, trải qua 7 lần khai trường với bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Tuy thế, ngày khai trường vào lớp Một vẫn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất. Mỗi khi nhắc tới, những hình ảnh đẹp đẽ dường như lại hiện lên nguyên vẹn trước mắt em.
Em còn nhớ là suốt mấy ngày liền, em sống trong tâm trạng nôn nao và háo hức. Bài hát quen thuộc mọi khi em vẫn hát sao hôm nay nghe xúc động lạ thường: Tạm biệt búp bê thân yêu, Tạm biệt gấu Misa nhé, Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh, Mai ta vào lớp Một rồi, Nhớ lắm, thương nhiều, trường Mầm non thân yêu!
Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà nhỏ bé của gia dình em. Ông bà, cha mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em như chiếc cặp xinh xắn có hai quai để đeo lên vai; bộ sách giáo khoa, những cuốn tập bìa in hình chú chuột Mickey hay cô vịt Donan ngộ nghĩnh. Rồi hộp màu vẽ, chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì... đủ cá. Em thích thú giở từng thứ, nhìn ngắm khong chán mắt
Đêm trước khai trường, cả nhà thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc. Nhân vật chính của mọi câu chuyện là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục của học sinh Tiểu học. Chiếc áo trắng cổ lá sen, tay bồng, rất hợp với chiếc váy xanh màu tím than và đôi xăng đan nâu. Ô kìa! Lạ nhỉ! Có cô bé nào giống mình quá đang cười rất tươi, khoe hàm răng thưa và trắng như những hạt ngô non! Nhận ra bóng mình trong gương, em bật cười khanh khách. Bà nội xoa đầu em khen: "Cháu gái bà trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã thành học sinh lớp Một rồi! Cố gắng chăm ngoan và học thật giỏi cháu nhé!"
Sáng hôm sau, mẹ dắt em tới trường. Ngôi trường tiểu học Lê Văn Tám cách nhà em chỉ khoảng nửa cây số. Trên đường, bao bạn nhỏ tung tăng, hớn hở bên cạnh cha mẹ. Giăng ngang cổng trường là tấm băng rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phấp phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, quang đãng; từ màu nắng tinh khôi; từ tiếng chim líu lo chào đón bình minh trong những vòm lá lóng lánh sương thu; từ những gương mặt ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.
Trong sân trường, người đông dần. Các bạn nam tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn nữ cứ ngại ngùng quẩn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường rộng lớn, em cảm thấy mình mới nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người.
Bất chợt, một hồi trống vang lên giục giã. Giờ khai giảng sắp bắt đầu. Các bậc phụ huynh trao con mình cho các thầy cô giáo. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi "Mẹ ơi!" nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả đang dâng lên trong lòng. Em bịn rịn chia tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp ở sân trường.
Buổi khai giảng lần đầu tiên trong đời mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường giòn giã, thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phàn phật trong gió. Học sinh từng khối, từng lớp đội ngũ ngay ngắn, nghiêm chỉnh hướng về lá cờ Quốc kì. Tiếng quốc ca trầm hùng vang vang trên sân trường rực nắng. Các anh chị lớp Bốn, lớp Năm, khăn quàng đỏ thắm trên vai.
Mở đầu buổi lễ, cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng và dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ. Những tràng vỗ tay vang lên không ngớt.
Buổi lễ kết thúc, chúng em được cô Thanh chủ nhiệm đưa về lớp. Lớp Một A gồm bốn chục học sinh, con gái đông hơn con trai. Em nắm chặt tay Oanh và Nga, hai bạn học chung ở trường mẫu giáo Sơn Ca, lòng bớt lo âu. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hòa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!
Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện đã xảy ra trong buổi khai trường đầu tiên trong đời. Em cảm thấy mình đã lớn. Dường như tất cả con người, cảnh vật đều chia vui với em, cô học trò lớp Một. Bên tai em văng vẳng lời khuyên của cô Hiệu trưởng: "Các em hãy chăm ngoan, hoc giỏi để cha mẹ vui lòng!"
Viết đoạn văn trình bày bài học của em rút ra từ văn bản Bức tranh của em gái tôi
Tham khảo:
Từ văn bản Bức tranh của em gái tôi, em rút ra ra được bài học gì với thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đề phát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đề hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ...Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là "mèo" vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn "vui vẻ chấp nhận" và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu "Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được". Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng "Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động". Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã "thức tỉnh" được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Bài học rút ra từ truyện ''Bức Tranh Của Em Gái Tôi'' của nhà văn Tạ Duy Anh là: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình
Bài học rút ra từ truyện ''Bức Tranh Của Em Gái Tôi'' là: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
tại sao sau khi xem tranh người anh lại lén trút thở dài
vì người anh đã hiểu lầm người em và đối xử với em ko tốt
=>người anh rất hối hận
vì người anh cảm thấy có phần xấu hổ với em gái vì đánh gắt gỏng và ghen tị với em gái
Việc lén xem những bức tranh của em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình.
Tôi không thể thân với Mèo như trước kia nữa.
Dường như mọi thứ có trong nhà của chúng tôi.
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ.
chỉ ra cấu tạo của phép so sánh.
Tôi không thể thân với Mèo như trước kia nữa.
=> so sánh ngang bằng
Dường như mọi thứ có trong nhà của chúng tôi.
=> So sánh không ngang bằng
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ.
=> So sánh ngang bằng