Câu1: Giải thích cơ sở của việc làm trụ cho cây hồ tiêu , thanh long?
Câu2: Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Câu1: Giải thích cơ sở của việc làm trụ cho cây hồ tiêu , thanh long?
Câu2: Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Câu 1: Cả hồ tiêu và thanh long đều là loại cây leo, thân cành mềm, không có khả năng tự đứng vững. Do đó, việc làm trụ cho cây là vô cùng cần thiết để:
- Giúp cây leo và bám:
+ Cây hồ tiêu và thanh long có cấu tạo đặc biệt với nhiều tua cuốn. Khi có trụ, các tua cuốn sẽ bám vào trụ để leo lên cao.
+ Việc leo lên cao giúp cây tiếp cận ánh sáng tốt hơn, quang hợp hiệu quả hơn, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển.
- Tạo tán cho cây:
+ Trụ giúp cây phân tán các cành nhánh, tạo tán rộng, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn.
+ Tán rộng cũng giúp cây thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.
- Nâng cao năng suất:
+ Khi cây có đủ điều kiện sinh trưởng tốt, năng suất sẽ cao hơn.
+ Cây leo cao giúp thu hoạch dễ dàng hơn, giảm hao hụt.
- Tiết kiệm diện tích: Trồng cây leo trên trụ giúp tiết kiệm diện tích đất trồng, phù hợp với những khu vực có diện tích nhỏ.
- Tăng tính thẩm mỹ: Vườn cây leo trên trụ có tính thẩm mỹ cao, tạo cảnh quan đẹp mắt
Câu 2: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, nhưng có sự khác biệt:
- Sinh trưởng: Là quá trình biến đổi về kích thước, khối lượng của cơ thể sinh vật.
- Phát triển: Là quá trình biến đổi về chất, về cấu tạo, về chức năng của cơ thể sinh vật.
Mối quan hệ:
- Sinh trưởng là nền tảng cho phát triển. Sinh trưởng cung cấp vật chất cho quá trình phát triển.
- Phát triển là biểu hiện cao hơn của sinh trưởng. Phát triển giúp sinh vật hoàn thiện các chức năng sống, thích nghi với môi trường.
Ví dụ:
- Cây non sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính thân) để phát triển (ra lá, hoa, quả).
- Con người sinh trưởng (tăng chiều cao, cân nặng) để phát triển (hoàn thiện các chức năng sinh lý, trí tuệ).
1/ Vai trò của lớp bò sát lấy vd ?
2/Vai trò của lớp lưỡng cư ?
3/Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ?
4/Cấu tạo của chim thích nghi vs đời sống bay lượn
5/Nhận bt một số đại diện thuộc bộ ăn sâu bọ , bộ gặm nhắm ,bộ guốc chẵn , bộ guốc lẻ
6/Đặc điểm chung của lớp thú
giúp mk nha
Tham khảo:
1/- Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,... - Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba... - Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc... - Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.
2/Vai trò của lưỡng cư đối với con người: - Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. - Lưỡng cư là loài thiên địch giúp tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,… - Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa động kinh co giật.
3/Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ.
4/
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
5/
Phân biệt bộ guốc chẵn và guốc lẻ:
* Bộ guốc chẵn
- Đặc điểm: có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn hoặc thiếu ngón, ngón số 1 bao giờ cũng thiếu.
+ Móng ở lợn có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn, không có ngón số 1.
+ Móng ở bò có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón số 2 và 5 thiếu, không có ngón số 1.
- Đa số sống đàn.
- Có loài ăn tạp (lợn), có loài ăn thực vật (dê), nhiều loài nhai lại (trâu, bò).
- Đại diện: lợn, bò, trâu, hươu, nai, …
* Bộ guốc lẻ
- Đặc điểm: thú có 1 móng chân giữa phát triển hơn cả.
+ Chân ngựa có 1 ngón.
+ Chân tê giác có 3 ngón.
- Có những thú ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống thành bầy đàn như ngựa.
- Có những thú có sừng, sống đơn độc như tê giác.
- Đại diện: ngựa, ngựa vằn, tê giác, lừa, …
Phân biệt bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
Bộ thú | Loài động vật | Môi trường sống | Đời sống | Cấu tạo răng | Cách bắt mồi | Chế độ ăn |
Ăn sâu bọ | Chuột chù | Đào hang trong đất | Đơn độc | Các răng đều nhọn | Tìm mồi | Ăn động vật |
Chuột chũi | Đào hang trong đất | Đơn độc | Các răng đều nhọn | Tìm mồi | Ăn động vật | |
Gặm nhấm | Chuột đồng | Đào hang trong đất | Đàn | Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm | Tìm mồi | Ăn tạp |
Sóc | Trên cây | Đàn | Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm | Tìm mồi | Ăn thực vật | |
Ăn thịt | Báo | Trên mặt đất và trên cây | Đơn độc | Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc | Rình mồi và vồ mồi | Ăn động vật |
Sói | Trên mặt đất | Đàn | Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc | Đuổi mồi, bắt mồi | Ăn động vật |
6/
Đặc điểm chung của lớp thú:
- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
- Bộ lông: Lông mao
- Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
- Thần kinh: bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
- Sinh sản: Thai sinh
- Nuôi con: Bằng sữa mẹ
- Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt
mn giúp mik ak câu nào bt thì lm cx đc ak
Câu 1: Khi nào thủy tức sinh sản bằng cách mọc chồi ?
A. Khi đầy đủ thức ăn; B. Khi thiếu thức ăn;
C. Khi hình thành trứng; D. Bị mất cơ thể.
Câu 2: Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng trai bám vào mang và da cá là:
A. Để được bảo vệ; B. Tránh bị động vật khác ăn mất;
C. Phát tán nòi giống đi xa; D. Lấy chất dinh dưỡng từ cá.
Câu 3: Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào ?
A. Qua ăn uống ; B. Qua hô hấp ;
C. Qua da ; D. Qua máu (do muỗi Anôphen đốt).
Câu 4: Giữ và xử lí mồi là chức năng của phần phụ nào của tôm ?
A. Đôi râu ; B. Các đôi chân hàm ;
C. Các đôi chân ngực ; D. Các đôi chân bụng.
Câu 5 : Giun kim thường kí sinh ở đâu ?
A. Ruột già ; B. Ruột non ;
C. Gan và mật D. Dạ dày.
Câu 6 : Thức ăn của châu chấu là gì ?
A. Ruồi, muỗi ; B. Mật hoa ;
C. Chồi non và lá cây ; D. Quả chín và hạt.
Câu 7 : Nhóm động vật nào sau đây có hại cho cây trồng ?
A. Trai sông, ốc sên ; B. Ốc gạo, sò ;
C. Ốc nhồi, mực ; D. Ốc sên, ốc bươu vàng.
Câu 8: Thằn lằn bóng đuôi dài là
A. Động vật biến nhiệt B. Động vật hằng nhiệt
C. Động vật đẳng nhiệt D. Không có nhiệt độ cơ thể
Câu 9: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?
A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con. B. Nuôi con bằng sữa mẹ
C. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con. D. Con non tự đi kiếm mồi.
Câu10: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt.
C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa.
Câu 11: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?
A. Manh tràng. B. Kết tràng. C. Tá tràng. D. Hồi tràng
Câu 12: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?
A. Nuôi con bằng sữa diều. B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
C. Con non tự đi kiếm mồi. D. Mẹ mớm mồi cho con non.
Câu 13: Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?
A. Miệng có mỏ sừng. B. Trên thực quản có chỗ phình to là diều.
C. Không có miệng và mỏ sừng. D. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
Câu 14: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể.
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng. B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
C. Có mai và yếm. D. Trứng có màng sai bao bọc.
Câu 1: Khi nào thủy tức sinh sản bằng cách mọc chồi ?
A. Khi đầy đủ thức ăn; B. Khi thiếu thức ăn;
C. Khi hình thành trứng; D. Bị mất cơ thể.
Câu 2: Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng trai bám vào mang và da cá là:
A. Để được bảo vệ; B. Tránh bị động vật khác ăn mất;
C. Phát tán nòi giống đi xa; D. Lấy chất dinh dưỡng từ cá.
Câu 3: Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào ?
A. Qua ăn uống ; B. Qua hô hấp ;
C. Qua da ; D. Qua máu (do muỗi Anôphen đốt).
Câu 4: Giữ và xử lí mồi là chức năng của phần phụ nào của tôm ?
A. Đôi râu ; B. Các đôi chân hàm ;
C. Các đôi chân ngực ; D. Các đôi chân bụng.
Câu 5 : Giun kim thường kí sinh ở đâu ?
A. Ruột già ; B. Ruột non ;
C. Gan và mật D. Dạ dày.
Câu 6 : Thức ăn của châu chấu là gì ?
A. Ruồi, muỗi ; B. Mật hoa ;
C. Chồi non và lá cây ; D. Quả chín và hạt.
Câu 7 : Nhóm động vật nào sau đây có hại cho cây trồng ?
A. Trai sông, ốc sên ; B. Ốc gạo, sò ;
C. Ốc nhồi, mực ; D. Ốc sên, ốc bươu vàng.
Câu 8: Thằn lằn bóng đuôi dài là
A. Động vật biến nhiệt B. Động vật hằng nhiệt
C. Động vật đẳng nhiệt D. Không có nhiệt độ cơ thể
Câu 9: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?
A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con. B. Nuôi con bằng sữa mẹ
C. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con. D. Con non tự đi kiếm mồi.
Câu10: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt.
C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa.
Câu 11: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?
A. Manh tràng. B. Kết tràng. C. Tá tràng. D. Hồi tràng
Câu 12: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?
A. Nuôi con bằng sữa diều. B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
C. Con non tự đi kiếm mồi. D. Mẹ mớm mồi cho con non.
Câu 13: Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?
A. Miệng có mỏ sừng. B. Trên thực quản có chỗ phình to là diều.
C. Không có miệng và mỏ sừng. D. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
Câu 14: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể.
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng. B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
C. Có mai và yếm. D. Trứng có màng sai bao bọc.
1.A
2.C
3.D
4.B
5.B
6.C
7.D
8.A
9.A
10.C
11.A
12.B
13.D
14.A
15.B
1.A
2.C
3.D
4.B
5.B
6.C
7.D
8.A
9.A
10.C
11.A
12.B
13.D
14.A
15.B
tại sao lưng của các cụ bà thường còng hơn lưng của các cụ ông ?
mọi người giúp mình với !!!!!!!!!!!
Về mặt y học, câu hỏi của bạn nêu lên tình trạng sức khỏe không tốt rất phổ biến trong giới phụ nữ Việt Nam, đặc biệt trong số các phụ nữ trên 64 tuổi: Chứng loãng xương (Osteoporosis) do thiếu chất vôi ( Calcium deficit) làm cho cột xương sống bị còng xuống.
Phụ nữ nói chung, đặc biệt là các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và các bà trên 64 tuổi, rất dễ bị chứng xương loãng, hoặc còn gọi là xương xốp do không cung cấp cho cơ thể chất vôi đủ để bù lại số lương chất vôi mất đi do kinh nguyệt, do cơ thể sản xuất sữa mẹ trong đó có hàm lượng chất vôi, và đặc biệt là do cơ thể giảm khả năng hấp thụ chất vôi khi người phụ nữ không còn kinh nguyệt do lớn tuổi ( postmenopausal osteoporosis) thường ở khoảng 64 tuổi.
Phái nam vẫn có thể bị thiếu chất vôi, nhưng tỷ lệ rất thấp 5% - 10%) so với phụ nữ (25% - 35%). Vì vậy chúng ta thường thấy các bà bị còng lưng nhiều hơn các ông.
Ghi chú: Để ngăn ngừa bệnh loãng xương, có nhiều cách như: Uống sữa tươi, ăn nhiều cua, ghẹ, cáy, tôm, tép, cá và vitamin D.
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể hấp thụ chất vôi trong thức ăn hiệu quả hơn.
Nếu bạn đọc được tiếng Anh thì có thể vào trang web dưới đây để xem thêm chi tiết: