Con lươn, thằn lằn, ốc thuộc ngành nào?🤔
Con lươn, thằn lằn, ốc thuộc ngành nào?🤔
Lươn , thằn lằn thuộc ngành đv có xương sống
Ốc thuộc ngành đv không có xương sống
Câu 1.
- Nêu đặc điểm - vai trò của Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật? Phân biệt Động không xương sống, Động vật có xương sống.
- Nhận biết được các nhóm thực vật/ động vật trong tự nhiên:
+ các nhóm thực vật (rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín)
+ các nhóm động vật (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú)
+ yêu cầu: Kể tên một số đại diện và vai trò của chúng?
Câu 2. Kể tên và nêu biểu hiện 1 số bệnh do Nguyên sinh vật gây nên? Biện pháp phòng tránh?
Câu 3. Khóa lưỡng phân là gì? Cách lập khóa lưỡng phân?
Câu 4. Đa dạng sinh học là gì? Vai trò của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm sự đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ? giúp mk với mk đang cần ôn tập
Câu 2 :
-Một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho con người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, amip, trùng roi ( gây bệnh ngủ li bì ),.......
-biện pháp phòng tránh :
+Ngoài điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:Hạn chế đồ uống có cồn.Tránh các chất kích thích như caffeine và nicotine trước giờ ngủ
+Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất
Câu 3 :
- Khóa lưỡng phân là gì
Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật
Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
nêu cơ quan sinh dưỡng của tảo
Tảo: - Cơ thể đa bào, có màu lục, hình sợi
- Chưa có rễ, thân, lá
- Có chất diệp lục
- Thực vật bậc cao
- Sinh sản bằng cách phân chia tế bào
Tảo xoắn( tảo nước ngọt) : sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới. Nó cũng có thể sinh sản giữ hai tế bào gần nhau thành hợp tử và ra tảo mới.
Đáp án:
* Cơ quan sinh dưỡng:
- Tảo:
+Tảo xoắn( tảo nước ngọt) : sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới. Nó cũng có thể sinh sản giữ hai tế bào gần nhau thành hợp tử và ra tảo mới.
mn giúp mik với!!
Vì sao phải thu hoạch đỗ đen, đỗ xanh trước khi quả chín khô?
Bộ phận nào của hoa tạo thành hạt?
Em tham khảo nhé !
Bởi vì khi quả chín khô thì hạt sẽ rơi xuống đất chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu hoạch (tốn nhiều thời gian công sức) và có khi hạt rơi xuống đất gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây con chúng ta sẽ không thu hoạch được. Vì vậy khi thu hạch đỗ xanh hoặc đỗ đen người ta phải thu hoạch trước khi quả chín khô.
- Vì đỗ xanh và đỗ đen là quả khô nẻ nên khi chín vỏ quả tự nứt ra và làm rơi hạt nên người ta thu hoạch đỗ xanh đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô.
- Noãn đã thụ tinh tạo thành hạt. Bầu nhụy tạo thành quả.
So sánh cơ quan sinh sản của rêu và dương xỉ
Giống: Đều sinh sản bằng bào tử
Khác:
| Rêu | Dương xỉ |
Vị trí của bào tử | Túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu. | Túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá có màu xanh khi lá non và màu nâu khi lá già. |
Sự phát triển của cây | - Bào tử → bào tử nảy mầm → rêu con
- Rêu cây con được hình thành trực tiếp từ bào tử. | - Bào tử rơi xuống đất → nảy mầm và phát triển thành nguyên tản → cây con.
- Dương xỉ cây con được hình thành từ nguyên tản.
|
Giống: sống ở cạn,sinh sản bằng bào tử,đã có rễ thân lá.khác:rêu:chưa có rể thân lá chín thức,lá nhỏ mỏng,thân chưa phân nhánh,rể giả có chức năng hút nước. Dương xỉ:có rể thân lá chính thức lá công tròn ,thân nằm ngang
Mọi người trả lời giúp với nha!
Câu 1: Nêu cấu tạo của rêu đơn giản. So với cây có hoa rêu có gì khác?
Câu 2: Vẽ sơ đồ và miêu tả quá trình hình thành than đá từ quyết cổ đại.
Câu 3: Vì sao tảo dược xếp vào nhóm thực vật bậc thấp?
Câu 4: So sánh cấu tạo của rêu với tảo. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
Câu 5: Trình bày lợi ích và tác hại của tảo.
Câu 6: Nêu đặc điểm nhận biết của 1 cây thuộc loài dương xỉ.
1.
- Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
- Rêu khác với cây có hoa là :
+ rêu chưa có rễ thật, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử ( còn cây có hoa sinh sản bằng hạt ).
+ cây có hoa : cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, có mạch dẫn phát triển, sinh sản bằng hạt.
3. Tảo được coi là thực vật bậc thấp do cơ thể rất đơn giản. Cơ thể chủ yếu sống trong nước. Mức độ tổ chức cơ thể chủ yếu là đơn bào. Tuy đã có sắc tố quang hợp để thực hiện quang hợp nhưng không có lục lạp hoạt động chuyên hóa như ở thực vật.
4.
So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.
* Giống nhau: chúng đều là những thực vật bậc thấp
* Khác nhau:
- Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ có dạng đa bào.
- Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ. thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả.
rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì: Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.
6. Cây dương sỉ có lá mầu xanh, thường mọc ở vùng khô cằn thường ở núi đá, núi đất,...
- Cây thuộc loại cây bụi, có tàu lá và trên tàu lá có nhiều lá nhỏ, Khi tàu lá còn non nó cuốn lại như cái vòi voi, và khi tàu lá trưởng thành nó được duỗi ra và đây là cách nhận biết dễ nhất so với các loại cây khác,..
nếu cơ quan lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì điều gì sẽ xảy ra?
Nếu cơ quan lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít -> quang hợp đình trệ -> cây phát triển kém
Bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Chọ một số hạt đậu xanh đem trồng vào 4 cốc:
- Cốc số 1: Bạn chọn nhưng hạt đậu tốt không tưới nước và đem đặt ở chỗ mát.
- Cốc số 2: Bạn chọn những hạt đậu tốt tưới ngập nước và đem đặt ở chỗ mát.
- Cốc số 3: Bạn chọn những hạt đậu tốt lót một lớp bông ẩm và đem đặt ở chỗ mát.
- Cốc số 4: Bạn chọn những hạt đậu xấu, bị sâu mọt và lót một lớp bông ẩm và đem đặt ở chỗ mát.
- Cốc số 5: Bạn chọn những hạt đậu tốt và lót một lớp bông ẩm rồi cho vào tủ lạnh.
a) Sau một thời gia, hạt trong cốc nào sẽ nảy mầm nhiều nhất? Vì sao?
b) Dựa vào kết quả thí nghiệm, em rút ra được nhận xét gì?
c) Vì sao phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt?
Bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Chọ một số hạt đậu xanh đem trồng vào 4 cốc:
- Cốc số 1: Bạn chọn nhưng hạt đậu tốt không tưới nước và đem đặt ở chỗ mát.\(\Rightarrow\) Hạt có thể nảy mầm nhưng rất ít bởi hạt không được tưới đầy đủ nước và hạt phải lấy nước từ đất .
- Cốc số 2: Bạn chọn những hạt đậu tốt tưới ngập nước và đem đặt ở chỗ mát. \(\Rightarrow\)Hạt sẽ không thể nảy mầm bởi sẽ bị úng nước do quá nhiều nước .
- Cốc số 3: Bạn chọn những hạt đậu tốt lót một lớp bông ẩm và đem đặt ở chỗ mát. \(\Rightarrow\)Hạt sẽ nảy mầm hết vì đã đủ các các yếu tố để hạt nảy mầm như : chất lượng hạt dống , nước , ánh sáng , ủ tốt hạt .
- Cốc số 4: Bạn chọn những hạt đậu xấu, bị sâu mọt và lót một lớp bông ẩm và đem đặt ở chỗ mát.\(\Rightarrow\)Hạt sẽ nảy mầm ít vì chất lượng hạt dống kém .
- Cốc số 5: Bạn chọn những hạt đậu tốt và lót một lớp bông ẩm rồi cho vào tủ lạnh.\(\Rightarrow\)Hạt sẽ không nảy mầm vì quá lạnh
a) Sau một thời gian, hạt trong cốc nào sẽ nảy mầm nhiều nhất? Vì sao?
- Cốc 3 , Đã giải thích bên trên .
b) Dựa vào kết quả thí nghiệm, em rút ra được nhận xét gì?
- Để hạt nảy mầm tốt cần đủ các yếu tố như : ánh sáng , nước , chất lượng hạt dống ...và các yếu tố thuận lợi từ môi trường
c, Vì làm như vậy xẽ bảo đảm cho hạt giống có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối.
a)
Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:
+ “Rễ” của rêu là rễ giả (các sợi nhỏ ở phía dưới thân). Chúng rất mảnh và nhỏ, phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế.
+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.
b)
Bởi vì khi quả chín khô thì hạt sẽ rơi xuống đất chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu hoạch (tốn nhiều thời gian công sức) và có khi hạt rơi xuống đất gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây con chúng ta sẽ không thu hoạch được. Vì vậy khi thu hạch đỗ xanh hoặc đỗ đen người ta phải thu hoạch trước khi quả chín khô.
c)
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
a,Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:
+ “Rễ” của rêu là rễ giả (các sợi nhỏ ở phía dưới thân). Chúng rất mảnh và nhỏ, phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế.
+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.
⇒Vì vậy để có đủ lượng nước cơ thể cần, rêu phải sống ở nơi ẩm ướt để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá, luôn lấy được nước nhanh chóng và quá trình vận chuyển nước trong cây thuận lợi.
b,Khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì: khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài đất làm ta không thu hoạch được.
c,- Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
- Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
Cây trồng bắt nguồn từ đâu ?
* Trả lời:
\(-\) Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loại cây dại đầu cơm người ta đã tạo ra được thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
Cây trồng bắt nguồn từ đâu ?
Lời giải chi tiết :
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng.
Trả lời:
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng.