Bài viết số 3 - Văn lớp 12

HL
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
BH
17 tháng 1 2018 lúc 16:14

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Trong giàn đồng ca của thơ trẻ chống Mỹ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ trung, đầy nữ tính. Cũng bám sát cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của con ngựời Việt Nam, nhựng Xuân Quỳnh còn thể hiện được cả một khát vọng mãnh liệt về tình yêu. Điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tì nh yêu lí tưởng vừa hướng tới một hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên gần như bản năng vậy. Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta thường nhắc đến những bài nổi tiếng: “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tự hát”… và nhất là “Sóng” – bài này được rút ra từ tập “Hoa dọc chiến hào”. Có thể nói, “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ này.

Hình tượng bao trùm cả bài thơ này không có gì khác hơn là sóng. Sóng vừa được gợi ra trong một âm điệu rất phù hợp, vừa được tái tạo với hàng loạt ý nghĩa phong phú của nó.Một bài thơ chân chính bao giờ cũng tác động vào tâm hồn người đọc trước tiên bằng âm điệu của nó. Người đọc còn chưa kịp hiểu chi tiết hình ảnh thì đã bị cuốn theo âm điệu, nói một cách khác, âm điệu đã xâm chiếm tâm hồn người đọc. Âm điệu của một bài thơ bao giờ cũng là sự hoà điệu nhuần nhuỵ giữa cảm xúc thơ và tiết điệu ngôn ngữ. Vì thế âm điệu chứa đựng tính chất của tình cảm thơ. Ẩn náu trong âm điệu là cái hồn, cái thần của xúc động thơ. Vì những lý do ấy mà đọc thơ điều trước tiên và cũng là khó nhất, ấy là phải cảm nhận và nắm bắt cho được âm điệu của nó.

Đọc bài thơ “Sóng”, chúng ta còn chưa hiểu các ý nghĩa của sóng nhưng ai cũng dễ bị âm điệu cuốn hút. Bởi âm điệu thơ ở đây cũng là âm điệu của sóng biển. Thi sĩ đã khéo đưa nhịp triền miên của sóng vào thơ hay sóng biển đã khuấy động hôn người tạo nên sóng lòng và sóng lòng đã tràn ra câu chữ mà thành sóng thơ?

Âm điệu thơ phụ thuộc khá nhiều vào thể loại. Xem ra, thể thơ ngũ ngôn ở đây đã phát huy được sở trường riêng của nó. Khéo khai thác sự biến hoá phong phú về cả vần và nhịp của ngũ ngôn, Xuân Quỳnh đã sử dụng nhuần nhuyễn nhịp thơ để tạo ra nhịp sóng. Nói riêng khổ thơ đầu, hai câu đầu đi nhịp 273:

Dữ dội / và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

thì hai câu tiếp theo đã chuyển nhịp 3/2 (cấu kỳ hơn là 1/2/2):

Sóng/ không hiểu /nổi mình

Sóng/ tìm ra tận bể

nhịp thơ thay đổi như vậy đã giúp Xuân Quỳnh mô phỏng được nhịp sóng vốn biến đổi rất mau lẹ, biến hoá không ngừng.

Cách tổ chức ngôn từ cũng góp phần tạo ra âm điệu của bài thơ. Thi sĩ đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành những cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đấp đổi nhau vể bằng trắc nữa. Vế tiếp vế, câu tiếp câu. Ở đây vừa “dữ dội và dịu êm” – “ồn ào và lặng lẽ”, ngay đó đã là:

“Ôi con sóng ngày xua – và ngày sau vẫn thế… cứ thế:

-Em nghi vẽ anh em

Em nghĩ về biển lớn

-Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

-Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam. V.V..

Cặp này vừa lướt qua, cặp khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã trào lên. Nhờ đó âm điệu thơ gợi được hình ảnh những con sóng trên mặt biển, cứ miên man, khi thăng khi giáng, khi bổng khi trầm, vô hồi vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô những con sóng nối tiếp nhau, gối đầu lên nhau, xô đuổibnhau bất tận. Vậy là, trước khi sóng hiện hình qua những hình ảnh cụ thể thì chúng ta đã nghe thấy tiếng sóng trong âm hưởng, âm điệu.

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nhưng cũng cần phải thấy thi phẩm này có một lối cấu trúc hình tượng khá độc đáo. Mỗi bài thơ thường vẽ ra hình tượng tác giả của nó. Hình tượng tác giả trong bài thơ không hề đồng nhất với con người thi sĩ ở ngoài đời. Nhà thơ thường chọn một tư thế một dáng điệu trong thơ để phô diễn tâm tình của mình sao cho phù hợp nhất. Có thể Xuân Quỳnh viết bài thơ này tại nhà của mình. Nhưng hình tượng tác giả trong bài thơ lại là người phụ nữ đang đứng trước biển, đối diện với đại dương, với sóng để suy tư ngẫm nghĩ và khát khao. Mỗi một phát hiện về sóng người phụ nữ ấy lại liên tưởng đến mình và tình yêu. Bởi thế, mỗi một khám phá về sóng cũng là một khám phá về ‘chính mình. Xuân Quỳnh nhìn thấy mình ở trong sóng và thấy sóng ở trong mình. Vì thế mà sóng là hoá thân, là phân thân của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh. Sóng và Em trở thành hai hình tượng xuyên suốt, khi tách rời, khi hoà nhập, chuyển hoá sang nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đến nỗi, ta có thể khẳng định Sóng là cái tôi thứ hai của Xuân Quỳnh,Mỗi một khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi một khổ thơ, sóng lại hiện lên một ý nghĩa khác, Cho nên không thể lược qui riêng vào một ý nghĩa nào, mà phải nắm bất hình tượng sóng với tất cả các ý nghĩa của nó. Và chi cổ thể nói rằng sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ mà thôi

Mở đầu bài thơ, sông hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính Nghĩ thật thú vị, nam thi sĩ Xuân Diệu thấy sóng biển là một chàng trai đang ỵêu bờ đắm đuối cuồng nhiệt. Còn nữ si Xuân Quỳnh lại thấy sóng mang trong nó khí chất của người phụ nữ .Có phả i nhà thơ trữ tính thường có thiên hướng áp đặt cái tôi của mình vào đối tượng chăng? Phải nói rằng đây là một tiếng nói đầy kiêu hãnh về giới mình;

Dữ dội và dịu êm….tận bể

Trong khi chất của sóng , thấy có sự hài hoà của các đối cực Vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất . Và mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn Và đó la khát vọng về sự lớn lao. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt, Vâng, nếu một khi xảy ra chuyện sóng không hiểu nổi mình thì dứt khoát “Sóng tìm ra tận bể”. Sóng sẽ từ bỏ sư chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.

Đứng trước biến, con người ta dễ có cảm giác rằng: nghìn năm trước khi chưa có mình biến vẫn thế này, nghìn năm sau khi mình đã tan biến khỏi mặt đất rồi, biến vẫn thế kia, Vẫn những con sóng từ ngoài xa mải miết chạy vào bờ, tan mình trên bờ bãi. Biển vẫn xôn xao, cồn cào, xáo động thế! Biển là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với sự bất diệt có thực của biển người ta liên tưởng đến sự bất diệt khác: sự bất diệt của khát vọng! Chừng nào còn tuổi trẻ, chừng ấy khát vọng tỉnh vẽti vấn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực họ:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Đến khổ thơ thứ bà, sống lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu! Đứng trước biển, người phụ nữ ấy muốn cắt nghĩa vẽ nguồn gốc của sóng. Những nỗ lực ấy trở nên bất lực. Nguồn gốc của sóng cũng huyền bí như nguồn gốc của tình yêu:

Sóng bát dầu từ gió

Gió bất dầu từ dâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

“Khi nào ta yêu nhau?”, câu hỏi ấy dường như làm băn khoăn mọi đôi lứa. Và không ai trả lời được tới cùng? Càng yêu nhau say đắm bao nhiêu người ta càng thấy rằng tình duyên của mình là không thể giải thích được. Người ta thường thiêng ỉiêng hoá tình yêu. Nó là sự gặp gỡ trong kiếp này, nhưng biết đâu lại là sự hò hẹn từ kiếp trước. Người ta chỉ muốn tin thế! Và phải tin thế tình yêu của con người mới trở nên linh thiêng!

Rồi cứ thế, sóng là nỗi nhớ của tình yêu: “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được – Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Là lòng thuỷ chung: “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam – Nơi nào em cũng nghĩ – hướng về anh một phương”. Là hành trình đến với hạnh phúc của những lứa đôi: “Ở ngoài kia đại dương – Trăm nghìn con

sóng đó – Con nào chẳng tới bờ – Dù muôn vàn cách trở”. Là sự không cùng của khát vọng: ” Cuộc đời tuy dài thế – năm tháng vẫn đi qua – Như biển kia dẫu rộng – Mây vẫn bay về xã”… Cứ thế, lời thơ triền miên cùng với sóng. Để đến cuối cùng, nó hiện ra trong khao khát mãnh liệt nhất và cũng là khao khát vô biên tuyệt đích nhất: khao khát bất tử. Điều này là một lôgic hiển nhiên. Đứng trước biển, người ta đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với sự vô thuỷ vô chung của thời gian và nhỡn tiền là sự vồ hạn vô hồi của biển cả. Người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp. Thấy đời người thật là ngắn ngủi, kiếp người thật là nhỏ nhoi phù du, vô nghĩa. Chỉ có biển kia là vẫn thế. Chỉ có biển kia là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng! Người ta thèm muốn được bất tử. Người phụ nữ này cũng thế. Chị muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống! Để được yêu! Sống trong tình yêu ấy là hạnh phúc. Thế là khát khao ấy đã dâng lên mãnh liệt khôn cùng:

Làm sao dược tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biền lón rình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Bài thơ dẫu đã khép lại, nhưng những con sóng đó vẫn cồn cào trong ngực biển, trong lồng ngực những lứa đôi không bao giờ ngừng nghỉ!

Bình luận (0)
NN
3 tháng 12 2017 lúc 16:19

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Trong giàn đồng ca của thơ trẻ chống Mỹ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ trung, đầy nữ tính. Cũng bám sát cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của con ngựời Việt Nam, nhựng Xuân Quỳnh còn thể hiện được cả một khát vọng mãnh liệt về tình yêu. Điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tì nh yêu lí tưởng vừa hướng tới một hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên gần như bản năng vậy. Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta thường nhắc đến những bài nổi tiếng: “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tự hát”… và nhất là “Sóng” – bài này được rút ra từ tập “Hoa dọc chiến hào”. Có thể nói, “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ này.

Hình tượng bao trùm cả bài thơ này không có gì khác hơn là sóng. Sóng vừa được gợi ra trong một âm điệu rất phù hợp, vừa được tái tạo với hàng loạt ý nghĩa phong phú của nó.Một bài thơ chân chính bao giờ cũng tác động vào tâm hồn người đọc trước tiên bằng âm điệu của nó. Người đọc còn chưa kịp hiểu chi tiết hình ảnh thì đã bị cuốn theo âm điệu, nói một cách khác, âm điệu đã xâm chiếm tâm hồn người đọc. Âm điệu của một bài thơ bao giờ cũng là sự hoà điệu nhuần nhuỵ giữa cảm xúc thơ và tiết điệu ngôn ngữ. Vì thế âm điệu chứa đựng tính chất của tình cảm thơ. Ẩn náu trong âm điệu là cái hồn, cái thần của xúc động thơ. Vì những lý do ấy mà đọc thơ điều trước tiên và cũng là khó nhất, ấy là phải cảm nhận và nắm bắt cho được âm điệu của nó.

Đọc bài thơ “Sóng”, chúng ta còn chưa hiểu các ý nghĩa của sóng nhưng ai cũng dễ bị âm điệu cuốn hút. Bởi âm điệu thơ ở đây cũng là âm điệu của sóng biển. Thi sĩ đã khéo đưa nhịp triền miên của sóng vào thơ hay sóng biển đã khuấy động hôn người tạo nên sóng lòng và sóng lòng đã tràn ra câu chữ mà thành sóng thơ?

Âm điệu thơ phụ thuộc khá nhiều vào thể loại. Xem ra, thể thơ ngũ ngôn ở đây đã phát huy được sở trường riêng của nó. Khéo khai thác sự biến hoá phong phú về cả vần và nhịp của ngũ ngôn, Xuân Quỳnh đã sử dụng nhuần nhuyễn nhịp thơ để tạo ra nhịp sóng. Nói riêng khổ thơ đầu, hai câu đầu đi nhịp 273:

Dữ dội / và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

thì hai câu tiếp theo đã chuyển nhịp 3/2 (cấu kỳ hơn là 1/2/2):

Sóng/ không hiểu /nổi mình

Sóng/ tìm ra tận bể

nhịp thơ thay đổi như vậy đã giúp Xuân Quỳnh mô phỏng được nhịp sóng vốn biến đổi rất mau lẹ, biến hoá không ngừng.

Cách tổ chức ngôn từ cũng góp phần tạo ra âm điệu của bài thơ. Thi sĩ đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành những cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đấp đổi nhau vể bằng trắc nữa. Vế tiếp vế, câu tiếp câu. Ở đây vừa “dữ dội và dịu êm” – “ồn ào và lặng lẽ”, ngay đó đã là:

“Ôi con sóng ngày xua – và ngày sau vẫn thế… cứ thế:

-Em nghi vẽ anh em

Em nghĩ về biển lớn

-Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

-Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam. V.V..

Cặp này vừa lướt qua, cặp khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã trào lên. Nhờ đó âm điệu thơ gợi được hình ảnh những con sóng trên mặt biển, cứ miên man, khi thăng khi giáng, khi bổng khi trầm, vô hồi vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô những con sóng nối tiếp nhau, gối đầu lên nhau, xô đuổibnhau bất tận. Vậy là, trước khi sóng hiện hình qua những hình ảnh cụ thể thì chúng ta đã nghe thấy tiếng sóng trong âm hưởng, âm điệu.

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nhưng cũng cần phải thấy thi phẩm này có một lối cấu trúc hình tượng khá độc đáo. Mỗi bài thơ thường vẽ ra hình tượng tác giả của nó. Hình tượng tác giả trong bài thơ không hề đồng nhất với con người thi sĩ ở ngoài đời. Nhà thơ thường chọn một tư thế một dáng điệu trong thơ để phô diễn tâm tình của mình sao cho phù hợp nhất. Có thể Xuân Quỳnh viết bài thơ này tại nhà của mình. Nhưng hình tượng tác giả trong bài thơ lại là người phụ nữ đang đứng trước biển, đối diện với đại dương, với sóng để suy tư ngẫm nghĩ và khát khao. Mỗi một phát hiện về sóng người phụ nữ ấy lại liên tưởng đến mình và tình yêu. Bởi thế, mỗi một khám phá về sóng cũng là một khám phá về ‘chính mình. Xuân Quỳnh nhìn thấy mình ở trong sóng và thấy sóng ở trong mình. Vì thế mà sóng là hoá thân, là phân thân của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh. Sóng và Em trở thành hai hình tượng xuyên suốt, khi tách rời, khi hoà nhập, chuyển hoá sang nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đến nỗi, ta có thể khẳng định Sóng là cái tôi thứ hai của Xuân Quỳnh,Mỗi một khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi một khổ thơ, sóng lại hiện lên một ý nghĩa khác, Cho nên không thể lược qui riêng vào một ý nghĩa nào, mà phải nắm bất hình tượng sóng với tất cả các ý nghĩa của nó. Và chi cổ thể nói rằng sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ mà thôi

Mở đầu bài thơ, sông hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính Nghĩ thật thú vị, nam thi sĩ Xuân Diệu thấy sóng biển là một chàng trai đang ỵêu bờ đắm đuối cuồng nhiệt. Còn nữ si Xuân Quỳnh lại thấy sóng mang trong nó khí chất của người phụ nữ .Có phả i nhà thơ trữ tính thường có thiên hướng áp đặt cái tôi của mình vào đối tượng chăng? Phải nói rằng đây là một tiếng nói đầy kiêu hãnh về giới mình;

Dữ dội và dịu êm….tận bể

Trong khi chất của sóng , thấy có sự hài hoà của các đối cực Vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất . Và mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn Và đó la khát vọng về sự lớn lao. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt, Vâng, nếu một khi xảy ra chuyện sóng không hiểu nổi mình thì dứt khoát “Sóng tìm ra tận bể”. Sóng sẽ từ bỏ sư chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.

Đứng trước biến, con người ta dễ có cảm giác rằng: nghìn năm trước khi chưa có mình biến vẫn thế này, nghìn năm sau khi mình đã tan biến khỏi mặt đất rồi, biến vẫn thế kia, Vẫn những con sóng từ ngoài xa mải miết chạy vào bờ, tan mình trên bờ bãi. Biển vẫn xôn xao, cồn cào, xáo động thế! Biển là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với sự bất diệt có thực của biển người ta liên tưởng đến sự bất diệt khác: sự bất diệt của khát vọng! Chừng nào còn tuổi trẻ, chừng ấy khát vọng tỉnh vẽti vấn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực họ:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Đến khổ thơ thứ bà, sống lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu! Đứng trước biển, người phụ nữ ấy muốn cắt nghĩa vẽ nguồn gốc của sóng. Những nỗ lực ấy trở nên bất lực. Nguồn gốc của sóng cũng huyền bí như nguồn gốc của tình yêu:

Sóng bát dầu từ gió

Gió bất dầu từ dâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

“Khi nào ta yêu nhau?”, câu hỏi ấy dường như làm băn khoăn mọi đôi lứa. Và không ai trả lời được tới cùng? Càng yêu nhau say đắm bao nhiêu người ta càng thấy rằng tình duyên của mình là không thể giải thích được. Người ta thường thiêng ỉiêng hoá tình yêu. Nó là sự gặp gỡ trong kiếp này, nhưng biết đâu lại là sự hò hẹn từ kiếp trước. Người ta chỉ muốn tin thế! Và phải tin thế tình yêu của con người mới trở nên linh thiêng!

Rồi cứ thế, sóng là nỗi nhớ của tình yêu: “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được – Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Là lòng thuỷ chung: “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam – Nơi nào em cũng nghĩ – hướng về anh một phương”. Là hành trình đến với hạnh phúc của những lứa đôi: “Ở ngoài kia đại dương – Trăm nghìn con

sóng đó – Con nào chẳng tới bờ – Dù muôn vàn cách trở”. Là sự không cùng của khát vọng: ” Cuộc đời tuy dài thế – năm tháng vẫn đi qua – Như biển kia dẫu rộng – Mây vẫn bay về xã”… Cứ thế, lời thơ triền miên cùng với sóng. Để đến cuối cùng, nó hiện ra trong khao khát mãnh liệt nhất và cũng là khao khát vô biên tuyệt đích nhất: khao khát bất tử. Điều này là một lôgic hiển nhiên. Đứng trước biển, người ta đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với sự vô thuỷ vô chung của thời gian và nhỡn tiền là sự vồ hạn vô hồi của biển cả. Người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp. Thấy đời người thật là ngắn ngủi, kiếp người thật là nhỏ nhoi phù du, vô nghĩa. Chỉ có biển kia là vẫn thế. Chỉ có biển kia là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng! Người ta thèm muốn được bất tử. Người phụ nữ này cũng thế. Chị muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống! Để được yêu! Sống trong tình yêu ấy là hạnh phúc. Thế là khát khao ấy đã dâng lên mãnh liệt khôn cùng:

Làm sao dược tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biền lón rình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Bài thơ dẫu đã khép lại, nhưng những con sóng đó vẫn cồn cào trong ngực biển, trong lồng ngực những lứa đôi không bao giờ ngừng nghỉ!

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
BH
20 tháng 1 2018 lúc 19:11

A, Mở bài:

-Nói đôi nét về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông

-Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc

B, Thân bài:

Nói qua về phong cách nghệ thuật cũng như đôi nét vè thơ ca của Tố Hữu.

1, Giải thích như thế nào được gọi là tính dân tộc:

-Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đên nay. Mà những tác phẩm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

-Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”.

2, Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu

-Tố Hữu là người sử dụng một cách điêu luyện các thể thơ dân tộc.

+Thể loại lục bát được tác giả sử dụng thành công và được coi là thể loại sở trường của Tố Hữu. Trong cuộc đời cầm bút của mình, Tố Hữu đã có nhiều bài lục bát xuất sắc như: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú, Bài ca quê hương…

Tố Hữu còn sử dụng thuần thục ngoài lục bát còn có thể song thất lục bát. Bài thơ dài Ba mươi năm đời ta có Đảng làm người đọc nhớ đến những câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca.

+ Tố Hữu còn sử dụng thành công các thể thơ bảy chữ và bốn chữ như: Bác ơi! Theo chân Bác hoặc Lượm, Voi…

-Tố Hữu là người có biệt tài trong việc sử dụng những hình tượng quen thuộc trong thơ ca dân tộc.

+Nhà thơ sử dụng thành công những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

+Trong thơ Tố Hữu, ta thường gặp những hình ảnh bình dị, ấm áp tình đời:

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đáp cùng.

hoặc:

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

+Nhiều khi, tác giải Tố Hữu như đã tạo ra được nhiều câu thơ đẹp lộng lẫy như những áng thơ cổ điển (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du). Nếu nói hơi thở của văn học dân gian đậm nét sẽ khiến thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển thì chất bác học của thơ cổ điển đã góp phần tạo nên sự sang trọng cho những câu thơ:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

-Âm điệu thơ

+ Có thể dễ dàng nhận thấy thơ Tố Hữu đầy nhạc. Đó vừa là nhạc của thơ, vừa là nhạc của cõi lòng:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

+Thơ Tố Hữu sáng tạo trong việc ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ

Thác / bao nhiêu thác / cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

+Lại có khi, Tố Hữu tạo nhạc bằng cách gieo vần, sử dụng từ láy:

Nỗi niềm chi rứa Huế ai

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

+ Đọc thơ Tố Hữu, ta thường nghe giọng Huế ngọt ngào. Đây là điều mà Hoài Thanh đã nhận ra sớm nhất khi ông khẳng định thơ Tố Hữu là tiếng thơ đầy “tình thương mến”:

Huế ai, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…

C, Kết bài

– Không có một nhà văn, nhà thơ đích thực nào lại từ bỏ đi quá khứ, từ bỏ truyền thông văn hóa của dân tộc vì từ bỏ văn hóa dân tộc cũng có nghĩa là từ bỏ nguồn sữa quy bé nuôi dưỡng hồn thơ mình. Như nhà thơ Hen-rich Hai-nơ đã có lần nói rất hay rằng, nếu nhà thơ xa rời hiện thực thì anh ta sẽ “lơ lửng trên không” tựa như Thần Ang-tê bị nhấc khỏi thần Mẹ Đát. Và cũng có thể nói về số phận nhà thơ như thế nếu từ bỏ truyền thống văn học quý báu của ông cha.

-Trên con đường sáng tạo nghệ thuật thì người nghệ sĩ luôn luôn được ví von với hình ảnh con ong cần mẫn vậy. Tố Hữu cũng đã tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và việc tiếp thư truyền thống còn gắn liền với sự sáng tạo không mệt mỏi. Chế Lan Viên cho rằng, Tố Hữu đã khéo léo kết hợp được “cái hơi dân tộc” với “màu sắc hiện đại” để tạo nên sự kết tinh mới cho thơ ông. Và có thể nói tính dân tộc đã tạo lên một Tố Hữu thành công.

Bình luận (0)
H24
29 tháng 11 2017 lúc 22:26

A, Mở bài:

-Nói đôi nét về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông

-Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc

B, Thân bài:

Nói qua về phong cách nghệ thuật cũng như đôi nét vè thơ ca của Tố Hữu.

1, Giải thích như thế nào được gọi là tính dân tộc:

-Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đên nay. Mà những tác phẩm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

-Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”.

2, Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu

-Tố Hữu là người sử dụng một cách điêu luyện các thể thơ dân tộc.

+Thể loại lục bát được tác giả sử dụng thành công và được coi là thể loại sở trường của Tố Hữu. Trong cuộc đời cầm bút của mình, Tố Hữu đã có nhiều bài lục bát xuất sắc như: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú, Bài ca quê hương…

Tố Hữu còn sử dụng thuần thục ngoài lục bát còn có thể song thất lục bát. Bài thơ dài Ba mươi năm đời ta có Đảng làm người đọc nhớ đến những câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca.

+ Tố Hữu còn sử dụng thành công các thể thơ bảy chữ và bốn chữ như: Bác ơi! Theo chân Bác hoặc Lượm, Voi…

-Tố Hữu là người có biệt tài trong việc sử dụng những hình tượng quen thuộc trong thơ ca dân tộc.

+Nhà thơ sử dụng thành công những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

+Trong thơ Tố Hữu, ta thường gặp những hình ảnh bình dị, ấm áp tình đời:

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đáp cùng.

hoặc:

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

+Nhiều khi, tác giải Tố Hữu như đã tạo ra được nhiều câu thơ đẹp lộng lẫy như những áng thơ cổ điển (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du). Nếu nói hơi thở của văn học dân gian đậm nét sẽ khiến thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển thì chất bác học của thơ cổ điển đã góp phần tạo nên sự sang trọng cho những câu thơ:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

-Âm điệu thơ

+ Có thể dễ dàng nhận thấy thơ Tố Hữu đầy nhạc. Đó vừa là nhạc của thơ, vừa là nhạc của cõi lòng:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

+Thơ Tố Hữu sáng tạo trong việc ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ

Thác / bao nhiêu thác / cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

+Lại có khi, Tố Hữu tạo nhạc bằng cách gieo vần, sử dụng từ láy:

Nỗi niềm chi rứa Huế ai

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

+ Đọc thơ Tố Hữu, ta thường nghe giọng Huế ngọt ngào. Đây là điều mà Hoài Thanh đã nhận ra sớm nhất khi ông khẳng định thơ Tố Hữu là tiếng thơ đầy “tình thương mến”:

Huế ai, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…

C, Kết bài

– Không có một nhà văn, nhà thơ đích thực nào lại từ bỏ đi quá khứ, từ bỏ truyền thông văn hóa của dân tộc vì từ bỏ văn hóa dân tộc cũng có nghĩa là từ bỏ nguồn sữa quy bé nuôi dưỡng hồn thơ mình. Như nhà thơ Hen-rich Hai-nơ đã có lần nói rất hay rằng, nếu nhà thơ xa rời hiện thực thì anh ta sẽ “lơ lửng trên không” tựa như Thần Ang-tê bị nhấc khỏi thần Mẹ Đát. Và cũng có thể nói về số phận nhà thơ như thế nếu từ bỏ truyền thống văn học quý báu của ông cha.

-Trên con đường sáng tạo nghệ thuật thì người nghệ sĩ luôn luôn được ví von với hình ảnh con ong cần mẫn vậy. Tố Hữu cũng đã tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và việc tiếp thư truyền thống còn gắn liền với sự sáng tạo không mệt mỏi. Chế Lan Viên cho rằng, Tố Hữu đã khéo léo kết hợp được “cái hơi dân tộc” với “màu sắc hiện đại” để tạo nên sự kết tinh mới cho thơ ông. Và có thể nói tính dân tộc đã tạo lên một Tố Hữu thành công.

Bình luận (1)
LL
Xem chi tiết
DT
12 tháng 11 2017 lúc 6:25

Phân tích hết nhá tham khảo

Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiếnlà bài thơ có vị trí đặc biệt.Tây Tiến là một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trở thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với hình tượng người lính Tây Tiến.

Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào va miền Tây Bắc Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa ( Lào).

Về xuất thân, các chiến sĩ Tây Tiền phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Mặc dù hoàn cảnh chiến đấu rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, thuốc men với căn bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng những người lính Tây Tiến vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Có thể nói những người lính Thủ đô đã đi vào cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng mơ, lãng mạn, hào hoa của người con đất Hà Thành.

Bài thơ được hình thành từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả với đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng , kí ức để kết tinh tập trung trong bức chân dung người lính Tây Tiến.

Bằng bút pháp lãng mạn mà không thoát li hiện thực, bài thơ đã khắc họa sừng sững bức tượng đài người lính trường tồn, bất tử mãi mãi với không gian, thời gian.

Trước hết, đó là nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Ta đã từng thấy một “Tiểu đội xe không kính” dí dỏm trong thơ Phạm Tiến Duật thì nay lại thấy một “đoàn binh không mọc tóc” trong thơ Quang Dũng. Nhưng nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây Tiến bắt nguồn từ chính hiện thực đến từng chi tiết. Không mọc tóc là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp, rừng thiêng nước độc, thuốc men không có nên quân xanh màu lá cũng là thực tế hiển nhiên. Tố Hữu khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài cá nước cũng không quên nhắc tới sức ảnh hưởng ghê gớm của căn bệnh quái ác đó:

Giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ

Nhưng ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm là tâm hồn, khí phách của những người lính Tây Tiến:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Nếu câu thơ thứ nhất nhấn mạnh chữ MỘNG thì câu thơ thứ hai nhấn mạnh chữ “Mơ”. Câu thơ mang vẹn nguyên cả ước vọng và điểm đến cuối cùng của đời lính Tây Tiến. Chữ “trừng” được sử dụng khá độc đáo. Người đọc có cảm tưởng như mọi ước mơ khao khát tận đáy lòng đã trào dâng và đong đầy trong ánh mắt người lính. Tứ thơ ấy gợi nhắc đến hình ảnh thơ quen thuộc:

Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
{Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Thì ra bao giờ cũng vậy, đích đến cuối cùng của những người lính luôn là hạnh phúc. Nỗi nhớ của họ hướng cả về “dáng kiều thơm”, những bóng hình giai nhân yêu kiều, thướt tha, thanh lịch nào đó ngoài cuộc đời. Họ ra đi chiến đấu vì tự do, độc lập, nhưng trước hết là vì cuộc sống tương lai hạnh phúc mà họ khao khát. Chính vì vậy mà “dáng kiều thơm” trở thành điểm tựa, niềm hi vọng để tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng.

Những người lính Tây Tiến sống anh dũng mà hi sinh cũng anh hùng. Quang Dũng không hè né tránh hiện thực khắc nghiệt nhất, đau thương nhất, tàn nhẫn nhất của chiến tranh đó là sự hi sinh:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời;
– Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh;
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lèn khúc độc hành.

Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hy sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh ẩn dụ để tránh đi từ “chết”. Dường như khi người lính Tây Tiến ngã xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết không đồng nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sẽ mãi trường tồn với thời gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường cách mạng vinh quang. Sự hi sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: “Rải rác biên cương mồ viền xứ”. Chữ “rải rác” được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng gợi cảm giác xót xa đau đớn nhưng đôi cánh của lí tưởng quên mình vì Tổ quốc“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã xoa dịu nỗi đau làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến.

Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với muôn đời. Dòng lịch sử có thể đổi thay nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhắc đến các anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dòng hồi tưởng của Quang Dũng, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian khổ, hi sinh nhưng lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Với âm hưởng thơ lúc dữ dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng, trầm lắng, bài thơ đã dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong nỗi nhớ thương da diết của Quang Dũng.

Bình luận (1)