Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn Nguyên Hồng viết: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm... Và “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết về ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” Câu 1. Tác giả sử dụng ngôi kể nào? Nêu giá trị của việc sử dụng ngôi kể đó? Câu 2. Đoạn trích có nhiều chi tiết miêu tả bé Hồng khóc. a. Tiếng khóc trong đoạn trích được miêu tả trong hoàn cảnh nào? b. Cuối văn bản, tác giả một lần nữa miêu tả tiếng khóc của nhân vật. Em hãy ghi lại chi tiết đó và so sánh sự khác nhau về cảm xúc được thể hiện qua tiếng khóc ở mỗi thời điểm. Câu 3. Chỉ ra và phân tích nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm. Câu 4. Từ văn bản “Trong lòng mẹ” kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy nêu suy nghĩ về vai trò của tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người. Yêu cầu : lập dàn ý chi tiết cho đoạn văn