Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

QN
Xem chi tiết
TS
12 tháng 10 2018 lúc 6:11
Bảo đảm thực hiện tốt quy hoạch vùng nuôi; nâng cao chất lượng quản lý, quan trắc tài nguyên nước, môi trường; tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi… là những giải pháp được đề xuất để nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trước thách thức của biến đổi khí hậu.
Bình luận (0)
HS
12 tháng 10 2018 lúc 6:30
Bảo đảm thực hiện tốt quy hoạch vùng nuôi; nâng cao chất lượng quản lý, quản lí tài nguyên nước, môi trường; tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi…....là những giải pháp được đề xuất để nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trước thách thức của biến đổi khí hậu.
Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
CA
14 tháng 10 2017 lúc 11:46

Khác nhau
a. Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên cho khai thác thủy sản:
Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá lộng. Trữ lượng thủy sản ít hơn, không có các ngư trường lớn, chỉ nằm gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang nên có điều kiện phát triển cả nghề lộng và nghề khơi. Vùng biển rất giàu có về tiềm năng thủy sản, có các ngư trường lớn.
+ Tài nguyên cho nuôi trồng thủy sản: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn Bắc Trung Bộ.
+ Người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ.
- Khó khăn:
Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và hiện tượng phơn về mùa hạ.
Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, tình trạng khô hạn khá sâu sắc, nhất là vào mùa khô.
b. Hiện trạng phát triển
- Về quy mô sản lượng:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng trọng điểm thủy sản lớn thứ hai của nước ta (sau Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng thủy sản chiếm gần 18% của cả nước và lớn gấp 2,5 lần Bắc Trung Bộ.
+ Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (gấp 3 lần - năm 2005), nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng lại nhỏ hơn (1,3 lần).
+ Tốc độ tăng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhanh hơn: giai đoạn 1995 - 2005 sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ tăng 2,3 lần, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ tăng 1,8 lần.
- Trong cơ cấu ngành thủy sản:
Ở Bắc Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng khá lớn: 26,4% tổng sản lượng thủy sản của vùng (năm 2005) và đang tăng nhanh.
Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 7,8% tổng sản lượng thủy sản của vùng và tăng chậm.

Bình luận (1)
NV
Xem chi tiết
NM
1 tháng 10 2016 lúc 7:43

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập        quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

Bình luận (0)
TN
5 tháng 10 2016 lúc 13:31

đất đai đuoc bảo vệ tốt hơn

cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông 

chất lượng đời sống thu nhập ngày càng nag cao

cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy

 

Bình luận (1)
LN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DC
26 tháng 11 2017 lúc 8:57

– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

– Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.

– Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.

– Người dân có kinh nghiệm.

– Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.

– Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.

Bình luận (0)
NV
26 tháng 11 2017 lúc 10:43

Nước ta có thuận lợi gì để phát triển cây công nghiệp?

+ khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có mùa đông lạnh, có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp

+ Có nhiều loại đất : Đất phe ra lít vùng đồi núi thích hợp các cây CN lâu năm, nhất là loại đất đỏ ba dan rất tốt ở Tây Ng. Đất phù sa thích hợp cho trồng các cây CN hàng năm ở đồng bằng

+ Nguồn nước phong phú đảm bảo tưới tiêu...

Bình luận (0)
TS
26 tháng 11 2017 lúc 12:16

Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có mùa đông lạnh, có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp
+ Có nhiều loại đất: Đất Fe-ra-lit vùng đồi núi thích hợp các cây công nghiệp lâu năm, nhất là loại đất đỏ ba dan rất tốt ở Tây Nguyên. Đất phù sa thích hợp cho trồng các cây công nghiệp hàng năm ở đồng bằng
+ Nguồn nước phong phú đảm bảo tưới tiêu
Các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi
+ Nguồn lao động dồi dào
+ Công nghiệp chế biến đã hình thành và phát triển, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn
Tình hình sản xuất và phân bố
- Tổng diện tích tăng nhanh
- Các loại cây công nghiệp chủ yếu là cây nhiệt đới, gồm 2 nhóm: Cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu và sự phân bố của nó:
+ Cà phê: trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
+ Cao su: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
+ Chè: trồng nhiều ở trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
+ Dừa: Nhiều ở dọc đồng bằng sông Cửu Long và ven biển

+ Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
+ Điều: Đông Nam Bộ
- Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu và sự phân bố của nó
+ Mía, lạc, đậu tương, thuốc lá... trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung, trung du miền núi Bắc Bộ
+ Dâu tằm ở Lâm Đồng
Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung du miền núi Bắc Bộ

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
DT
26 tháng 11 2017 lúc 16:57

sory mk k phải người Thanh Hóa

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
NT
5 tháng 11 2017 lúc 21:19

– Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm…
– Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: Nguồn muối vô tận; sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thủy tinh; các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa.
– Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
– Điều kiện phát triển du lịch biển – đảo: Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt…

Bình luận (0)
DT
26 tháng 11 2017 lúc 9:06

Nước ta có đầy đủ diề kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển nghành khai thác và nuôi trồng thủy sản:

-nước ta có vùng biển rộng cùng với nhiều sông suối ao hồ bãi triều đầm phá , sông , suối ao hồ nên có rthere phát triển đa dạng các loai thủy sản nước ngọt nước mặn ,nước lợ...

-vị trí tiếp xúc của các luông sinh vật lại có khí hạu nhiệt đới thuận lợi nên nguồn sinh vật thủy sản nc ta vô cùng phong phú

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
CA
5 tháng 11 2017 lúc 8:13

1

Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta:

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...). Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô. Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng. Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

2

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta là bởi vì:

Đây là những nơi tập trung đông dân cư nên nhu cầu tăng cao về mọi mặt. Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập trung vốn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đồng thời là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.

Bình luận (0)
BH
5 tháng 11 2017 lúc 9:16

Thuận lợi :Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

ĐẤT :: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...).

Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô.

Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.

Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

cHÚC BẠN HỌC TỐT !!vuiyeu

Bình luận (0)
VD
5 tháng 11 2017 lúc 12:24

câu 1:

Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta:

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...). Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô. Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng. Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
Bình luận (0)
KH
Xem chi tiết
DT
2 tháng 11 2017 lúc 20:04

Việt Nam là quốc gia có tài nguyên dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí có nhiều đóng góp quan trọng đối với kinh tế quốc dân. Dầu khí mang lại trên 20% tổng thu ngân sách, đóng góp 16 - 18% GDP trong các năm qua. Về kim ngạch xuất nhập khẩu, dầu thô luôn là một trong bốn mặt hàng có tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam. Trước năm 2005, dầu thô đóng góp tới 23% kim ngạch xuất khẩu và tới nay khi các ngành khác của Việt Nam phát triển hơn (như công nghiệp hóa dầu) thì dầu thô luôn giữ mức đóng góp bình quân 7 - 8% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Ngành công nghiệp dầu khí thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, điều này không chỉ giúp Việt Nam giải quyết khó khăn về vốn đầu tư mà còn giúp nâng cao kỹ năng quản lý và công nghệ trong Ngành Dầu khí, tiến tới cạnh tranh với công ty dầu khí quốc tế và thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với đại diện là Petrovietnam đã đạt được những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật và công nghệ lọc hóa dầu. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho dòng sản phẩm năm 2009 đã đánh dấu sự phát triển đồng bộ và toàn diện của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Đến nay, Ngành Dầu khí Việt Nam đã có đủ các hoạt động trong chuỗi giá trị dầu khí, bao gồm tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp khí - điện, chế biến dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, với lĩnh vực cốt lõi là tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí. Trong thời gian tới, Ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Petrovietnam tiếp tục cung ứng sản lượng đáng kể các sản phẩm lọc hóa dầu, đạm, điện cho thị trường trong nước. Mục tiêu đặt ra cho Ngành Dầu khí là tiếp tục đóng góp lớn cho GDP và ngân sách quốc gia. Năm 2016, Petrovietnam dự kiến sẽ gia tăng trữ lượng dầu khí đạt16 - 20 triệu tấn dầu quy đổi, sản xuất 5.690 nghìn tấn xăng dầu các loại, tiến tới đáp ứng 80% nhu cầu xăng dầu trong nước. Trong tương lai gần, Petrovietnam cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò nhằm phát hiện thêm nhiều mỏ nhỏ bù đắp cho sự suy giảm của các mỏ khai thác dầu thô chính hiện nay. Để làm được điều đó cần có sự đầu tư lớn về vốn cho tìm kiếm, thăm dò đặc biệt tại các khu vực tiềm năng dầu khí của đất nước. Ngược lại, đối với lĩnh vực khí, việc phát hiện ra các mỏ khí lớn như mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực khí phát triển trong thời gian tới (dự kiến sau năm 2020). Để tiếp tục duy trì và phát triển, Ngành Dầu khí cần tìm ra và cải tiến những mặt yếu kém, bất cập trong tổ chức sản xuất, quản lý vốn đầu tư, công tác quản lý cán bộ và xây dựng lực lượng lao động, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao. Đồng thời, sự sụt giảm giá dầu trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng. Đây là thời điểm để rà soát, bổ sung chiến lược phát triển bao gồm quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo hướng thích nghi với tình hình thay đổi nhanh trong lĩnh vực dầu khí. Và cũng chính là giai đoạn cần đặt vấn đề hiệu quả toàn chuỗi hoạt động dầu khí và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống lên trên hết. Làm tốt những khâu này là nhân tố quyết định để Ngành Dầu khí tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo của mình và cũng là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Bình luận (1)