Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

HN
Xem chi tiết
TT
13 tháng 4 2018 lúc 19:52

Tài nguyên đất:

- Vai trò:

- Hiện trạng sử dụng:

Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28,4% tổng diện tích đất tự nhiên), trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha. Trong số 5,35 triệu ha chưa sử dụng thì đất bằng chỉ có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi đang bị thoái hóa. Do vậy, khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức cẩn trọng.

Những năm gần đây, do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng nên diện tích đất trồng, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai).

- Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý:

Đất là môi trường để sàn xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Đất còn là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông... Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hoá. Ví dụ : các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn... và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất .

- Biện pháp:

Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng. Cải tạp đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn; bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

- Hình ảnh minh họa:

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh minh họa cho bảo vệ tài nguyên đất Tài nguyên nước: - Vai trò: Nước là nền tảng của sự sống, không một sinh vật nào có thể sống thiếu nước. Nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự sống, của con người. Trong cấu trúc động, thực vật thì nước chiếm tới 80 - 99% trọng lượng các loài động thực vật dưới nước và chiếm 65-75% trọng lượng con người và các loài động thực vật trên cạn. - Hiện trạng sử dụng:Mặc dù 70% bề mặt trái đất bị nước bao phủ, nhưng 97,5% lượng nước là nước mặn và trong số 2,5% lượng nước còn lại thì 68,5% bị đóng băng tại các núi và sông băng, chỉ có khoảng 1% tổng lượng nước trên hành tinh dành cho con người sử dụng. Hiện có hơn 1,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch sử dụng. Mỗi năm có 5 triệu người chết vì những bệnh liên quan đến nước. - Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí: Nguồn tài nguyên nước hiện nay trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước của Trái Đất. Chúng ta biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. - Biện pháp:

Để góp phần cân bằng giữa cung và cầu, đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất bền vững thì tất cả chúng ta hãy chung tay cùng nhau quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn nước khan hiếm này mà cụ thể là:

- Đối với các cơ quan nhà nước: Tiếp tục xây dựng các công trình tích nước, hệ thống thủy lợi; sớm thực hiện hoàn chỉnh “Quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải” nhằm kiểm soát số lượng và chất lượng nguồn nước trong khu vực; xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp tài nguyên nước; hoàn thiện đội ngũ đồng thời nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện tốt vai trò quản lý tài nguyên nước; thực hiện công tác quan trắc tài nguyên nước để theo dõi diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước khuyến nghị đến các tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước.

- Các tổ chức, cá nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước, cùng với cơ quan nhà nước thực hiện quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước khan hiếm.

- Hình ảnh minh họa:

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh minh họa cho bảo vệ tài nguyên đất Tài nguyên rừng: - Vai trò: Rừng không những là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ củi, thuốc nhuộm, thuốc chừa bệnh..., mà còn giữ vai trò rất quan trọng như điều hoà khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất... . Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn sen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. - Hiện trạng sử dụng:

– Rừng của nước ta đang được phục hồi.

+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)

+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.

+ Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)àhiện nay có xu hướng tăng trở lại.

– Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

– Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

- Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí:

+ Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái….

+ Về môi trường: chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu…..

- Biện pháp:

– Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

– Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

– Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

– Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.

- HÌnh ảnh minh họa:

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh minh họa cho bảo vệ tài nguyên đất

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
DS
16 tháng 3 2018 lúc 20:11

Tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh ? Vì sao ?

Tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn, ... Nhưng sau khi bị như vậy thì có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý.

Bình luận (0)
CA
16 tháng 3 2018 lúc 20:07

Tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh vì sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu dược quản lí tốt.

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
DS
9 tháng 3 2018 lúc 12:28

Đặc điểm nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam:

Thuận lợi cơ bản: Tài nguyên nước tương đối phong phú

Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm; hoặc 10,6 m3 tức 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520 lít cho công nghiệp. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người.ngày vào năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm 2020. Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước. Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.

Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, Việt Nam hiện còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam . Các phụ lưu của sông Mê Công, như Nậm Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở lại vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m3. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%.

Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông, hồ, kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.

Về sông, nước ta có 2.360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn. Trong đó, có 9 sông có lưu vực lớn hơn 10.000km2 là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Srê Pok - Sê San, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý nguồn nước, có thể phân chia các sông Việt Nam thành ba nhóm: nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai; nhóm thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước như sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang; nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, trung nguồn ở nước ngoài và hạ nguồn sông chính ở Việt Nam như sông Mê Công.

Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng 5km2; Hồ Tây ở Hà Nội, 4,5km2; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km2; hồ Lắk ở Đắk Lắk, 10km2. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m3: Hòa Bình, 5.680 triệu m3; Trị An, 2.547 triệu m3; Thác Bà, 2160 triệu m3; Thác Mơ, 1311 triệu m3; Dầu Tiếng, 1.111 triệu m3; Yaly, 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m3. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai.

Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu của mỗi hệ thống từ 10.000ha đến 200.000ha, như các hệ thống: Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng.

Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Nổi tiếng là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế), có diện tích bằng 216km2 mặt nước; Thị Nại (Bình Định), 45km2; Trường Giang (Quảng Ngãi), 36,9km2; Cù Mông (Phú Yên), 30,2km2; Nước Ngọt (Bình Định), 26,5km2; Thủy Triều (Khánh Hòa), 25,5km2; Ô Loan (Phú Yên), 18,0km2; Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), 16,0km2; Trà Ổ (Bình Định), 14,4km2; Đầm Nại (Ninh Thuận), 12,0km2.

* Theo số liệu và cách tính của nước ta thì lượng nước mặt là 10.375m3/người, chênh lệch khoảng 7%

Về nước dưới đất, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ.

Trữ lượng ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm, tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác ngay với độ tin cậy cao (cấp A) vào khoảng 736.205m3/ngày; thuộc loại có thể khai thác với độ tin cậy khá (cấp B) vào khoảng 939.625m3/ngày; thuộc loại đã được dự báo là có khả năng khai thác (cấp C1), 2.007.165 và (C2), 10.848.451m3/ngày. Tổng lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m3/năm. So sánh với thế giới trữ lượng nước ngầm của Việt Nam ở vào mức trung bình.

Nguồn: Nguyễn Kim Ngọc, Nguyễn Thượng Hùng, 2003

Việt Nam cũng có tài nguyên nước nóng và nước khoáng phong phú, đa dạng về loại hình. Tài nguyên này được đánh giá có chất lượng tốt, có khả năng và một phần đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: sản xuất nước khoáng đóng chai; thủy lý trị liệu trong y học, khai thác khí CO2; khai thác năng lượng địa nhiệt. Theo số liệu điều tra tới năm 1999, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng đã được khảo sát, trong đó 287 nguồn đã được công nhận.

Xét theo những số liệu như đã nêu trên có thể nói rằng Việt Nam là một quốc gia tương đối giàu tài nguyên nước. Theo tài liệu của Viện Tài nguyên thế giới công bố năm 2002 - 2003, thì hiện nay hàng năm lượng tài nguyên nước ngọt tái tạo được trên mặt trái đất là 40.594km3, trung bình cho mỗi đầu người là 6.538m3. Trị số trung bình tương ứng của nước ta là 11.189m3, gấp 1,7 lần trung bình của thế giới. Tuy nhiên với lượng nước này nước ta cũng chỉ thuộc vào loại tương đối phong phú về tài nguyên nước ngọt trên đầu người. Các nước nhiều nước như Lào có tới 68.318m3/người; Campuchia, 30.561m3/người; Mianma 21.358m3/người. Các quốc gia ít nước như Trung Quốc chỉ có 2.185m3/người, Hàn Quốc, 1.471m3/người. Nhiều nước nghèo tài nguyên nước chỉ có khoảng 500m3, thậm chí 50m3/người.năm.

Cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới, ở nước ta tài nguyên nước không chỉ có giá trị về cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, mà còn là nguồn năng lượng sạch, nguồn vật liệu của rất nhiều ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, cơ sở thiên nhiên của các ngành thủy sản, giao thông, du lịch, giải trí, điều dưỡng, là nhân tố quan trọng của sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, quyết định chất lượng của cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.

Tuy nhiên xét theo một số khía cạnh khác thì bên cạnh thuận lợi cơ bản nói trên tài nguyên nước của nước ta có nhiều khó khăn và phức tạp.

Khó khăn thứ nhất: 2/3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài

Như trên đã trình bày, 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam là từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và Campuchia chảy vào. Các nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này, dù bằng cách nào cũng sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi. Dòng chảy nước sẽ được điều tiết theo những chiều hướng có khi không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ không còn như trước. Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không thể còn độ trong sạch như hiện nay.

Lấy sông Mê Công làm thí dụ. Mê Công là một con sông xuyên biên giới quan trọng ở châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên quan khác và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông quan trọng này được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế về phần hạ lưu sông Mê Công, cụ thể là của Ủy ban quốc tế về hạ lưu sông Mê Công trước từ năm 1957 đến năm 1975, Ủy ban lâm thời hạ lưu sông Mê Công từ năm 1975 đến năm 1995 và Ủy ban sông Mê Công (Mekong River Commission, MRC) hiện nay. Qua nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của các Ủy ban này là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam . Địa phận quản lý của các Ủy ban chỉ là phần "hạ lưu" sông Mê Công. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy ban và chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Với đặc điểm như trên, sông Mê Công là một dòng sông liên quốc gia. Theo thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê Công là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, không nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các công trình quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của nhau.

Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình nào, nhưng ở phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình thủy điện, với đập cao, hồ chứa lớn đã được hoàn thành, vận hành phát điện, điều tiết nước, hoặc đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng. Thủy điện Manwan, công suất lắp máy 1.500MW, đập cao 126m, đã hoàn thành và phát điện năm 1996 là một thí dụ. Trên các sông nhánh, Thái Lan, Lào và ở nước ta cũng đã và đang xây dựng nhiều công trình phục vụ thủy điện và cấp nước cho nông nghiệp. Các đập và hồ trên phần sông Sê San, chi nhánh của sông Mê Công, thuộc lãnh thổ nước ta là thí dụ về các công trình này. Nếu trong tương lai các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công sẽ sử dụng một lưu lượng nước khoảng 1.200 - 1.500 m3/s để tưới ruộng trong mùa khô, hoặc nước của Biển Hồ sẽ được Campuchia khai thác nhiều hơn cho nông, công nghiệp và sinh hoạt, thì Đồng bằng sông Cửu Long của ta sẽ có nguy cơ vô cùng thiếu nước. Nạn xâm nhập mặn sẽ đe dọa toàn vùng.

Vì vậy, nhìn một cách lâu dài, không thể khẳng định là nước ta sẽ luôn luôn có tài nguyên nước phong phú với tổng lượng là 830 tỷ m3/năm, hay 10.375 m3/người.năm. Phần chắc chắn là phải dựa chủ yếu vào lượng nước hình thành trên lãnh thổ là 310 tỷ m3/năm. Lượng nước có thể có trên đầu người sẽ phải tính theo dân số ổn định xung quanh 100 triệu người.

Khó khăn thứ hai: tài nguyên nước phân bố rất không đều theo không gian và thời gian

Lượng mưa, nhân tố chủ yếu hình thành tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta, phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng mưa năm là 1.944mm. Tuy nhiên, lượng mưa này phân bố rất không đều theo không gian. Có những nơi lượng mưa này đạt 8.000mm/năm như ở Bạch Mã thuộc Thừa Thiên - Huế; 5.000mm/năm như ở Bắc Quang thuộc Hà Giang; Nam Châu Lĩnh thuộc Quảng Ninh. Trong lúc có những nơi lại chỉ có 700mm/năm như ở thị xã Phan Rang, Ninh Thuận, thậm chí chỉ có 400mm/năm như ở thị xã Phan Rí thuộc Bình Thuận. Trong từng phạm vi lãnh thổ nhỏ hơn như tỉnh, huyện lượng mưa phân bố cũng rất không đều. Trong năm 2002, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong 3 - 4 tháng hầu như không có giọt mưa nào. Trong năm 2003, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên, duyên hải miền Trung đều có tình trạng không có mưa suốt trong 3 tháng mùa hè

Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng nước trong khoảng ba tháng mùa lũ chiếm 75 - 85% tổng lượng nước trong năm. Cùng với đó là mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Trong mùa này, lượng dòng chảy trên rất nhiều con sông chỉ vào cỡ 15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm.

Lượng dòng chảy trong sông, tổng hợp cả dòng chảy hình thành trong và ngoài lãnh thổ, cũng phân bố rất không đều. Lấy theo số liệu của "Hồ sơ nguồn nước, 2002" thì suất dòng chảy năm bình quân của cả nước ta là 2,642 triệu m3/km2.năm. Vùng Đông Bắc với diện tích bằng 65.327km2, có lượng dòng chảy năm bằng 15,4 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm chỉ là 0,236 triệu m3/km2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích bằng 39.706km2 có lượng dòng chảy năm bằng 507,9 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm khoảng 12,79m3/km2, gấp 54 lần suất dòng chảy của vùng Đông Bắc. Khác biệt giữa các vùng khác cũng tương đối lớn.

Trong bối cảnh chung cả nước như vậy, sự phân bố nước không đều theo không gian và thời gian làm cho tình trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt với lưu lượng lớn, có sức tàn phá mạnh mẽ trở nên đặc biệt trầm trọng tại một số nơi. Tỷ lệ giữa lưu lượng tối đa và lưu lượng tối thiểu của một số con sông lên tới 1.000, thậm chí 10.000 lần.

Khó khăn thứ ba: có nhiều thiên tai gắn liền với nước

Lũ lụt là thiên tai phổ biến nhất và ác liệt nhất ở nước ta. Theo tài liệu ghi chép của các cơ quan quản lý nước thì trong thế kỷ XIX, chỉ riêng ở Đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 30 năm lụt rất lớn, trong đó 26 năm vỡ đê tả ngạn sông Hồng, 18 năm đê hữu ngạn bị vỡ. Mỗi lần vỡ đê có thể gây thiệt hại cho hàng chục vạn ha mùa màng, cuốn trôi hàng ngàn làng xóm với hàng ngàn sinh mệnh người và gia súc, hủy hoại nhiều công trình công ích, gây dịch bệnh trên nhiều vùng.

Trong thế kỷ XX, mặc dầu hệ thống đê điều đã được tu bổ, kiên cố hóa nhưng do lũ lớn, đã có 23 năm có sự cố vỡ đê lớn gây tai họa và tổn thất nghiêm trọng. Trận lũ vỡ đê năm 1971 trên Đồng bằng sông Hồng đã gây thiệt hại khoảng 7 triệu tấn thóc, số dân bị ảnh hưởng lên tới 2,71 triệu người. Lũ do bão gây ra ở miền Trung từ năm 1992 đến năm 1999 đã làm chết 2.716 người, bị thương 1.655 người, gây thiệt hại kinh tế trên 8.000 tỷ đồng Việt Nam. Mười năm gần đây, từ năm 1986 đến năm 2002, đã lần lượt xảy ra 30 trận lũ đặc biệt lớn trên nhiều lưu vực sông trong cả nước.

Những trận lụt lớn này là hậu quả của những trận mưa cực lớn. Lượng mưa ngày lớn nhất trong nhiều trường hợp lên tới 500 - 800mm. Trong một số trường hợp đặc biệt lên tới 1.422mm/ngày (Huế), 1630mm/ngày (Truồi), 1138,5mm/ngày (Tà Lương), 830,0mm/ngày (Can Lộc), 779,6mm/ngày (Thác Muối), 788,4mm/ngày (Đô Lương), 723,2mm/ngày (Giác Vực), 716,4mm/ngày (Trà My), 722,0mm/ngày (Phú Thọ), 731,5mm/ngày (Đông Sơn), 758,0mm/ngày (Ngọc Lạc), 735,0mm/ngày (Lang Chánh), 760,4mm/ngày (Bàu Nước), 767,0mm/ngày (Sơn Giang), 753,0mm/ngày (A Lưới), 721,6mm/ngày (Phú Ốc).

Hạn hán cũng là thiên tai gây tác hại hết sức lớn, trên diện rộng cho sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa khô tất cả các vùng sinh thái trên nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có thể bị hạn nặng.

Trong những năm gần đây ở Tây Nguyên đã liên tiếp có 6 năm bị hạn 1994, 1995, 1996, 1997, 1998 và 2003. Đặc biệt năm 1998 diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả bị hạn là 111.000ha, bị chết là 19.300 ha, riêng cà phê bị hạn là 74.400ha, bị chết là 13.800ha và hơn 770.000 người thiếu nước sinh hoạt.

Tại vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng nhân dân địa phương cho biết trong các năm 1978, 1998 mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tận tháng 5 năm sau, nước cho trồng trọt và chăn nuôi cạn kiệt, nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân vô cùng khan hiếm. Nhân dân phải bỏ hết mọi việc để đi tìm nước, "cõng" nước về nhà phục vụ ăn uống với mức tối thiểu. Nhiều hộ hàng ngày phải đi xa 4 - 8km, vượt núi cao, đèo sâu để “cõng” nước, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tối thiểu. Trong những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, hàng trăm hộ dân vùng này đã phải rời bỏ quê hương, di dân tự do vào Tây Nguyên để kiếm sống.

Tại các đô thị, thậm chí đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và một số thành phố duyên hải miền Trung về mùa khô cũng có nạn thiếu gay gắt nước ăn uống sinh hoạt cho nhân dân, cũng như nước cho sản xuất công nghiệp.

Khó khăn thứ tư: chất lượng nước đang giảm sút tại nhiều nơi

Theo Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) thì tỷ lệ tiếp cận với nước sạch của nhân dân Việt Nam đã tăng 13% trong giai đoạn 1998 - 2000. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng nhanh nhất về tỷ lệ này trên thế giới. So sánh với một số nơi trên thế giới thì nước sông ngòi phần thượng lưu và tại một số hồ lớn ở Việt Nam còn tương đối sạch. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số ở nông thôn cũng như thành thị, chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm đã có những biểu hiện suy thoái khá nghiêm trọng.

Mức độ ô nhiễm nước ở một số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung đã rất lớn. Thí dụ tại Cụm Công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày có khoảng hàng trăm nghìn m3 nước thải công nghiệp từ các nhà máy giấy, hóa chất, dệt nhuộm thải ra, tuy đã có những cố gắng khắc phục, nhưng nước kênh Tham Lương vẫn còn mầu đen, mùi hôi thối, hàm lượng chất độc hại cao.

Ở thành phố Thái Nguyên nước thải từ các cơ sở luyện gang, thép, kim loại mầu, sản xuất giấy, khai thác than chưa được xử lý vẫn đổ ra sông Cầu và chuyển về vùng hạ lưu là nơi dân cư đông đúc sản xuất nông, công nghiệp phát triển. Hàng trăm làng nghề về sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, dệt nhuộm, giấy với lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều địa phương ở đồng bằng và trung du.

Ô nhiễm nước ở nông thôn và các khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêm trọng. Ở đây chưa có cơ sở hạ tầng tốt cho thoát nước thải, phần lớn chất thải của con người và gia súc không được xử lý, bị rửa trôi theo dòng mặt, hoặc thấm xuống đất, làm cho nguồn nước mặt cũng như nước ngầm bị ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh. Môi trường nước nông thôn còn bị ô nhiễm do sử dụng không hợp lý và đúng quy cách các hóa chất nông nghiệp, trong đó có không ít hóa chất độc hại. Tỷ lệ số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh chỉ mới đạt khoảng 30 - 40%. Chỉ khoảng 28 - 30% số hộ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị lớn và vừa vẫn còn tình trạng nước thải sinh hoạt, lẫn lộn với nước thải công nghiệp không qua xử lý tập trung, mà trực tiếp thải ra các sông, hồ, kênh, mương lộ thiên đi qua các khu dân cư và sản xuất. Nước thải từ phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế cũng còn được thải chung vào hệ nước thải công cộng. Độ ô nhiễm của phần lớn các vực nước tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Khó khăn thứ năm: yêu cầu về nước đang tăng nhanh

Nạn thiếu nước đang đe dọa toàn thế giới. Tài liệu thông tin về tài nguyên và môi trường nước không ngớt nhắc tới tình trạng "Trên trái đất hiện thường xuyên có hai tỷ người đang khát"; "trong mỗi khoảng thời gian 8 giây lại có một em bé bị chết vì các bệnh liên quan đến nước". Với sự gia tăng dân số và xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang bao trùm nhiều quốc gia, tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng. Có dự báo cho rằng đến năm 2020 khoảng 40% nhân loại sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước. Nguy cơ xung đột, thậm chí chiến tranh đang tiềm tàng trên các lưu vực một số sông lớn chảy qua những vùng dân cư đông đúc và có nhiều khó khăn về nước.

Ở nước ta với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn yêu cầu về nước đang tăng lên với gia tốc. Theo tài liệu nghiên cứu về tài nguyên nước của Việt Nam do Viện Quy hoạch thủy lợi hợp tác với Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á thực hiện năm 1996 thì năm 1990 lượng tài nguyên nước được sử dụng ở nước ta mới chỉ có 50 tỷ m3/năm, chỉ mới bằng khoảng 6% tổng tài nguyên. Trong đó 92% được dùng cho nông nghiệp, 5% cho công nghiệp và 4% cho cấp nước đô thị. Tài liệu này dự báo rằng lượng nước sử dụng sẽ tăng lên tới khoảng 65 tỷ m3/năm vào năm 2000; 72 tỷ m3/năm vào năm 2010 (tức tăng khoảng 11%); 80 tỷ m3/năm vào năm 2020 và 87 m3/năm vào năm 2030. Tỷ lệ nước dùng cho nông nghiệp giảm xuống còn 75%, cho công nghiệp tăng lên 16% và cho sinh hoạt là 9%.

Những tài liệu nghiên cứu gần đây hơn đã đưa ra những yêu cầu cao hơn nhiều về gia tăng dùng nước ở nước ta. So sánh với năm 2000 tổng lượng nước sử dụng trong năm 2010 sẽ tăng 14%; năm 2020, 25% và năm 2030, 38%. Riêng cho nông nghiệp, đến năm 2010, với diện tích tưới là 12 triệu ha, lượng nước cần dùng đã là 88,8 tỷ m3/năm. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch hiện nay là 60%, dự kiến sẽ đạt 80% năm 2005 và 95% năm 2010. Nhu cầu nước cho sinh hoạt đương nhiên phải tăng theo. Với đà gia tăng được dự báo trên đây đến năm 2030 lượng nước sử dụng sẽ có thể lên tới gần 90 tỷ m3/năm, tức bằng khoảng 11% tổng tài nguyên nước, hoặc 29% tài nguyên nước hình thành trên lãnh thổ quốc gia.

Bình luận (0)
NT
10 tháng 3 2018 lúc 15:03

Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm; hoặc 10,6 m3 tức 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520 lít cho công nghiệp. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người.ngày vào năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm 2020. Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước. Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.

Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, Việt Nam hiện còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam . Các phụ lưu của sông Mê Công, như Nậm Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở lại vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m3. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%.

Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông, hồ, kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.

Về sông, nước ta có 2.360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn. Trong đó, có 9 sông có lưu vực lớn hơn 10.000km2 là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Srê Pok - Sê San, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý nguồn nước, có thể phân chia các sông Việt Nam thành ba nhóm: nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai; nhóm thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước như sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang; nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, trung nguồn ở nước ngoài và hạ nguồn sông chính ở Việt Nam như sông Mê Công.

Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng 5km2; Hồ Tây ở Hà Nội, 4,5km2; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km2; hồ Lắk ở Đắk Lắk, 10km2. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m3: Hòa Bình, 5.680 triệu m3; Trị An, 2.547 triệu m3; Thác Bà, 2160 triệu m3; Thác Mơ, 1311 triệu m3; Dầu Tiếng, 1.111 triệu m3; Yaly, 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m3. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai.

Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu của mỗi hệ thống từ 10.000ha đến 200.000ha, như các hệ thống: Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng.

Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Nổi tiếng là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế), có diện tích bằng 216km2 mặt nước; Thị Nại (Bình Định), 45km2; Trường Giang (Quảng Ngãi), 36,9km2; Cù Mông (Phú Yên), 30,2km2; Nước Ngọt (Bình Định), 26,5km2; Thủy Triều (Khánh Hòa), 25,5km2; Ô Loan (Phú Yên), 18,0km2; Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), 16,0km2; Trà Ổ (Bình Định), 14,4km2; Đầm Nại (Ninh Thuận), 12,0km2.

Bảng II.1. Số liệu so sánh tài nguyên nước của một số quốc gia của Viện Tài nguyên Thế giới - WRI (2002 - 2004)

* Theo số liệu và cách tính của nước ta thì lượng nước mặt là 10.375m3/người, chênh lệch khoảng 7%

Về nước dưới đất, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ.

Trữ lượng ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm, tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác ngay với độ tin cậy cao (cấp A) vào khoảng 736.205m3/ngày; thuộc loại có thể khai thác với độ tin cậy khá (cấp B) vào khoảng 939.625m3/ngày; thuộc loại đã được dự báo là có khả năng khai thác (cấp C1), 2.007.165 và (C2), 10.848.451m3/ngày. Tổng lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m3/năm. So sánh với thế giới trữ lượng nước ngầm của Việt Nam ở vào mức trung bình.

Bảng II.2. Trữ lượng nước ngầm nhạt đã được đánh giá ở các vùng khác nhau rên nước ta đến năm 1995

Việt Nam cũng có tài nguyên nước nóng và nước khoáng phong phú, đa dạng về loại hình. Tài nguyên này được đánh giá có chất lượng tốt, có khả năng và một phần đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: sản xuất nước khoáng đóng chai; thủy lý trị liệu trong y học, khai thác khí CO2; khai thác năng lượng địa nhiệt. Theo số liệu điều tra tới năm 1999, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng đã được khảo sát, trong đó 287 nguồn đã được công nhận.

Xét theo những số liệu như đã nêu trên có thể nói rằng Việt Nam là một quốc gia tương đối giàu tài nguyên nước. Theo tài liệu của Viện Tài nguyên thế giới công bố năm 2002 - 2003, thì hiện nay hàng năm lượng tài nguyên nước ngọt tái tạo được trên mặt trái đất là 40.594km3, trung bình cho mỗi đầu người là 6.538m3. Trị số trung bình tương ứng của nước ta là 11.189m3, gấp 1,7 lần trung bình của thế giới. Tuy nhiên với lượng nước này nước ta cũng chỉ thuộc vào loại tương đối phong phú về tài nguyên nước ngọt trên đầu người. Các nước nhiều nước như Lào có tới 68.318m3/người; Campuchia, 30.561m3/người; Mianma 21.358m3/người. Các quốc gia ít nước như Trung Quốc chỉ có 2.185m3/người, Hàn Quốc, 1.471m3/người. Nhiều nước nghèo tài nguyên nước chỉ có khoảng 500m3, thậm chí 50m3/người.năm.

Cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới, ở nước ta tài nguyên nước không chỉ có giá trị về cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, mà còn là nguồn năng lượng sạch, nguồn vật liệu của rất nhiều ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, cơ sở thiên nhiên của các ngành thủy sản, giao thông, du lịch, giải trí, điều dưỡng, là nhân tố quan trọng của sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, quyết định chất lượng của cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.

Tuy nhiên xét theo một số khía cạnh khác thì bên cạnh thuận lợi cơ bản nói trên tài nguyên nước của nước ta có nhiều khó khăn và phức tạp.

Khó khăn thứ nhất: 2/3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài

Như trên đã trình bày, 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam là từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và Campuchia chảy vào. Các nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này, dù bằng cách nào cũng sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi. Dòng chảy nước sẽ được điều tiết theo những chiều hướng có khi không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ không còn như trước. Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không thể còn độ trong sạch như hiện nay.

Lấy sông Mê Công làm thí dụ. Mê Công là một con sông xuyên biên giới quan trọng ở châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên quan khác và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông quan trọng này được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế về phần hạ lưu sông Mê Công, cụ thể là của Ủy ban quốc tế về hạ lưu sông Mê Công trước từ năm 1957 đến năm 1975, Ủy ban lâm thời hạ lưu sông Mê Công từ năm 1975 đến năm 1995 và Ủy ban sông Mê Công (Mekong River Commission, MRC) hiện nay. Qua nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của các Ủy ban này là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam . Địa phận quản lý của các Ủy ban chỉ là phần "hạ lưu" sông Mê Công. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy ban và chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Với đặc điểm như trên, sông Mê Công là một dòng sông liên quốc gia. Theo thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê Công là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, không nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các công trình quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của nhau.

Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình nào, nhưng ở phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình thủy điện, với đập cao, hồ chứa lớn đã được hoàn thành, vận hành phát điện, điều tiết nước, hoặc đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng. Thủy điện Manwan, công suất lắp máy 1.500MW, đập cao 126m, đã hoàn thành và phát điện năm 1996 là một thí dụ. Trên các sông nhánh, Thái Lan, Lào và ở nước ta cũng đã và đang xây dựng nhiều công trình phục vụ thủy điện và cấp nước cho nông nghiệp. Các đập và hồ trên phần sông Sê San, chi nhánh của sông Mê Công, thuộc lãnh thổ nước ta là thí dụ về các công trình này. Nếu trong tương lai các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công sẽ sử dụng một lưu lượng nước khoảng 1.200 - 1.500 m3/s để tưới ruộng trong mùa khô, hoặc nước của Biển Hồ sẽ được Campuchia khai thác nhiều hơn cho nông, công nghiệp và sinh hoạt, thì Đồng bằng sông Cửu Long của ta sẽ có nguy cơ vô cùng thiếu nước. Nạn xâm nhập mặn sẽ đe dọa toàn vùng.

Vì vậy, nhìn một cách lâu dài, không thể khẳng định là nước ta sẽ luôn luôn có tài nguyên nước phong phú với tổng lượng là 830 tỷ m3/năm, hay 10.375 m3/người.năm. Phần chắc chắn là phải dựa chủ yếu vào lượng nước hình thành trên lãnh thổ là 310 tỷ m3/năm. Lượng nước có thể có trên đầu người sẽ phải tính theo dân số ổn định xung quanh 100 triệu người.

Khó khăn thứ hai: tài nguyên nước phân bố rất không đều theo không gian và thời gian

Lượng mưa, nhân tố chủ yếu hình thành tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta, phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng mưa năm là 1.944mm. Tuy nhiên, lượng mưa này phân bố rất không đều theo không gian. Có những nơi lượng mưa này đạt 8.000mm/năm như ở Bạch Mã thuộc Thừa Thiên - Huế; 5.000mm/năm như ở Bắc Quang thuộc Hà Giang; Nam Châu Lĩnh thuộc Quảng Ninh. Trong lúc có những nơi lại chỉ có 700mm/năm như ở thị xã Phan Rang, Ninh Thuận, thậm chí chỉ có 400mm/năm như ở thị xã Phan Rí thuộc Bình Thuận. Trong từng phạm vi lãnh thổ nhỏ hơn như tỉnh, huyện lượng mưa phân bố cũng rất không đều. Trong năm 2002, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong 3 - 4 tháng hầu như không có giọt mưa nào. Trong năm 2003, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên, duyên hải miền Trung đều có tình trạng không có mưa suốt trong 3 tháng mùa hè (Bảng II.3).

Bảng II.3. Lượng mưa trong một số tháng của năm 2002 tại một số địa điểm (mm)

Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng nước trong khoảng ba tháng mùa lũ chiếm 75 - 85% tổng lượng nước trong năm. Cùng với đó là mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Trong mùa này, lượng dòng chảy trên rất nhiều con sông chỉ vào cỡ 15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm.

Lượng dòng chảy trong sông, tổng hợp cả dòng chảy hình thành trong và ngoài lãnh thổ, cũng phân bố rất không đều. Lấy theo số liệu của "Hồ sơ nguồn nước, 2002" thì suất dòng chảy năm bình quân của cả nước ta là 2,642 triệu m3/km2.năm. Vùng Đông Bắc với diện tích bằng 65.327km2, có lượng dòng chảy năm bằng 15,4 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm chỉ là 0,236 triệu m3/km2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích bằng 39.706km2 có lượng dòng chảy năm bằng 507,9 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm khoảng 12,79m3/km2, gấp 54 lần suất dòng chảy của vùng Đông Bắc. Khác biệt giữa các vùng khác cũng tương đối lớn.

Bảng II.4. So sánh suất dòng chảy năm của các vùng

Trong bối cảnh chung cả nước như vậy, sự phân bố nước không đều theo không gian và thời gian làm cho tình trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt với lưu lượng lớn, có sức tàn phá mạnh mẽ trở nên đặc biệt trầm trọng tại một số nơi. Tỷ lệ giữa lưu lượng tối đa và lưu lượng tối thiểu của một số con sông lên tới 1.000, thậm chí 10.000 lần.

Khó khăn thứ ba: có nhiều thiên tai gắn liền với nước

Lũ lụt là thiên tai phổ biến nhất và ác liệt nhất ở nước ta. Theo tài liệu ghi chép của các cơ quan quản lý nước thì trong thế kỷ XIX, chỉ riêng ở Đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 30 năm lụt rất lớn, trong đó 26 năm vỡ đê tả ngạn sông Hồng, 18 năm đê hữu ngạn bị vỡ. Mỗi lần vỡ đê có thể gây thiệt hại cho hàng chục vạn ha mùa màng, cuốn trôi hàng ngàn làng xóm với hàng ngàn sinh mệnh người và gia súc, hủy hoại nhiều công trình công ích, gây dịch bệnh trên nhiều vùng.

Trong thế kỷ XX, mặc dầu hệ thống đê điều đã được tu bổ, kiên cố hóa nhưng do lũ lớn, đã có 23 năm có sự cố vỡ đê lớn gây tai họa và tổn thất nghiêm trọng. Trận lũ vỡ đê năm 1971 trên Đồng bằng sông Hồng đã gây thiệt hại khoảng 7 triệu tấn thóc, số dân bị ảnh hưởng lên tới 2,71 triệu người. Lũ do bão gây ra ở miền Trung từ năm 1992 đến năm 1999 đã làm chết 2.716 người, bị thương 1.655 người, gây thiệt hại kinh tế trên 8.000 tỷ đồng Việt Nam. Mười năm gần đây, từ năm 1986 đến năm 2002, đã lần lượt xảy ra 30 trận lũ đặc biệt lớn trên nhiều lưu vực sông trong cả nước.

Những trận lụt lớn này là hậu quả của những trận mưa cực lớn. Lượng mưa ngày lớn nhất trong nhiều trường hợp lên tới 500 - 800mm. Trong một số trường hợp đặc biệt lên tới 1.422mm/ngày (Huế), 1630mm/ngày (Truồi), 1138,5mm/ngày (Tà Lương), 830,0mm/ngày (Can Lộc), 779,6mm/ngày (Thác Muối), 788,4mm/ngày (Đô Lương), 723,2mm/ngày (Giác Vực), 716,4mm/ngày (Trà My), 722,0mm/ngày (Phú Thọ), 731,5mm/ngày (Đông Sơn), 758,0mm/ngày (Ngọc Lạc), 735,0mm/ngày (Lang Chánh), 760,4mm/ngày (Bàu Nước), 767,0mm/ngày (Sơn Giang), 753,0mm/ngày (A Lưới), 721,6mm/ngày (Phú Ốc).

Bảng II.5. Một số trận lũ từ năm 1986 đến năm 2002


Hạn hán cũng là thiên tai gây tác hại hết sức lớn, trên diện rộng cho sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa khô tất cả các vùng sinh thái trên nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có thể bị hạn nặng.

Trong những năm gần đây ở Tây Nguyên đã liên tiếp có 6 năm bị hạn 1994, 1995, 1996, 1997, 1998 và 2003. Đặc biệt năm 1998 diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả bị hạn là 111.000ha, bị chết là 19.300 ha, riêng cà phê bị hạn là 74.400ha, bị chết là 13.800ha và hơn 770.000 người thiếu nước sinh hoạt.

Tại vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng nhân dân địa phương cho biết trong các năm 1978, 1998 mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tận tháng 5 năm sau, nước cho trồng trọt và chăn nuôi cạn kiệt, nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân vô cùng khan hiếm. Nhân dân phải bỏ hết mọi việc để đi tìm nước, "cõng" nước về nhà phục vụ ăn uống với mức tối thiểu. Nhiều hộ hàng ngày phải đi xa 4 - 8km, vượt núi cao, đèo sâu để “cõng” nước, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tối thiểu. Trong những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, hàng trăm hộ dân vùng này đã phải rời bỏ quê hương, di dân tự do vào Tây Nguyên để kiếm sống.

Tại các đô thị, thậm chí đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và một số thành phố duyên hải miền Trung về mùa khô cũng có nạn thiếu gay gắt nước ăn uống sinh hoạt cho nhân dân, cũng như nước cho sản xuất công nghiệp.

Khung II.1. THIẾU NƯỚC NGAY TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Tính đến ngày 10-6-2003 thành phố đã có thêm 5 khu vực thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng so với mùa hè năm 2002. Đó là các khu vực Ngã Tư Vọng cũ, Làng Tám, Giáp Bát (thuộc quận Hai Bà Trưng); Phương Liệt (quận Thanh Xuân); Phương Mai, Khương Thượng, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa và dọc đường đê La Thành (quận Đống Đa). Nguyên nhân là do các nơi này đều nằm trong vùng ảnh hưởng của Nhà máy nước Pháp Vân, có công suất thiết kế 30.000m3/ngày đêm, trong khi công suất khai thác thực tế chỉ đạt 17.000m3/ngày đêm.


Khó khăn thứ tư: chất lượng nước đang giảm sút tại nhiều nơi

Theo Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) thì tỷ lệ tiếp cận với nước sạch của nhân dân Việt Namđã tăng 13% trong giai đoạn 1998 - 2000. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng nhanh nhất về tỷ lệ này trên thế giới. So sánh với một số nơi trên thế giới thì nước sông ngòi phần thượng lưu và tại một số hồ lớn ở Việt Nam còn tương đối sạch. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số ở nông thôn cũng như thành thị, chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm đã có những biểu hiện suy thoái khá nghiêm trọng.

Mức độ ô nhiễm nước ở một số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung đã rất lớn. Thí dụ tại Cụm Công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày có khoảng hàng trăm nghìn m3 nước thải công nghiệp từ các nhà máy giấy, hóa chất, dệt nhuộm thải ra, tuy đã có những cố gắng khắc phục, nhưng nước kênh Tham Lương vẫn còn mầu đen, mùi hôi thối, hàm lượng chất độc hại cao.

Ở thành phố Thái Nguyên nước thải từ các cơ sở luyện gang, thép, kim loại mầu, sản xuất giấy, khai thác than chưa được xử lý vẫn đổ ra sông Cầu và chuyển về vùng hạ lưu là nơi dân cư đông đúc sản xuất nông, công nghiệp phát triển. Hàng trăm làng nghề về sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, dệt nhuộm, giấy với lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều địa phương ở đồng bằng và trung du.

Khung II.2. CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Ở BẠC LIÊU

Những năm gần đây, vào mùa khô người dân ở Bạc Liêu thường thiếu nước sinh hoạt. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã phát động nhân dân hưởng ứng phong trào khoan giếng bơm tay. Tuy nhiên, hiện nay một số giếng bơm tay đã bị nhiễm phèn nặng, không đảm bảo vệ sinh khi sử dụng, và nếu "nhà nhà khoan giếng" mà không có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng thì sẽ dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm. Vì vậy, trong mấy năm trở lại đây, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đã và đang đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung ở các xã, thị trấn thuộc 5 huyện. Đến nay, tỷ lệ hộ dân nông thôn đã được sử dụng nước sạch đạt 52%, tương đương 310.000 dân.

Tranh thủ từ nguồn vốn viện trợ nhân đạo của tổ chức UNICEF, hiện Bạc Liêu đã khoan lắp được gần 4.000 giếng nước phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, do nguồn vốn này có hạn cho nên kết quả thu được còn hạn chế, không đáp ứng nhu cầu thiết thực phục vụ nhân dân, nhất là các hộ nghèo ở các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ năm 1998 đến nay, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, chính quyền địa phương đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình cấp nước. Trong đó, chú trọng ưu tiên xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung bằng hệ thống bơm dẫn, đưa nước đến các hộ dân ở các cụm điểm dân cư tập trung, hạn chế khoan giếng nhỏ lẻ nhằm bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Đến nay có 42 hệ thống cấp nước tập trung, công suất từ 50 đến 300m3/ngày đêm đã xây dựng và đưa vào sử dụng.

Để giúp những hộ dân nghèo ở nông thôn được sử dụng nước sạch, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo bằng các biện pháp rất cụ thể: Nhà nước đầu tư vốn từ 85% đến 90%, mỗi hộ dân nghèo chỉ bỏ ra 200.000 - 300.000 đồng, chiếm 10 - 15% là có ống dẫn nước sạch kéo đến tận nhà dùng thoải mái; giá nước sinh hoạt khoảng 1.500 - 2.200 đồng/m3.

Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị lớn và vừa vẫn còn tình trạng nước thải sinh hoạt, lẫn lộn với nước thải công nghiệp không qua xử lý tập trung, mà trực tiếp thải ra các sông, hồ, kênh, mương lộ thiên đi qua các khu dân cư và sản xuất. Nước thải từ phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế cũng còn được thải chung vào hệ nước thải công cộng. Độ ô nhiễm của phần lớn các vực nước tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Ô nhiễm nước ở nông thôn và các khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêm trọng. Ở đây chưa có cơ sở hạ tầng tốt cho thoát nước thải, phần lớn chất thải của con người và gia súc không được xử lý, bị rửa trôi theo dòng mặt, hoặc thấm xuống đất, làm cho nguồn nước mặt cũng như nước ngầm bị ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh. Môi trường nước nông thôn còn bị ô nhiễm do sử dụng không hợp lý và đúng quy cách các hóa chất nông nghiệp, trong đó có không ít hóa chất độc hại. Tỷ lệ số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh chỉ mới đạt khoảng 30 - 40%. Chỉ khoảng 28 - 30% số hộ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Khó khăn thứ năm: yêu cầu về nước đang tăng nhanh

Nạn thiếu nước đang đe dọa toàn thế giới. Tài liệu thông tin về tài nguyên và môi trường nước không ngớt nhắc tới tình trạng "Trên trái đất hiện thường xuyên có hai tỷ người đang khát"; "trong mỗi khoảng thời gian 8 giây lại có một em bé bị chết vì các bệnh liên quan đến nước". Với sự gia tăng dân số và xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang bao trùm nhiều quốc gia, tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng. Có dự báo cho rằng đến năm 2020 khoảng 40% nhân loại sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước. Nguy cơ xung đột, thậm chí chiến tranh đang tiềm tàng trên các lưu vực một số sông lớn chảy qua những vùng dân cư đông đúc và có nhiều khó khăn về nước.

Ở nước ta với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn yêu cầu về nước đang tăng lên với gia tốc. Theo tài liệu nghiên cứu về tài nguyên nước của Việt Nam do Viện Quy hoạch thủy lợi hợp tác với Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á thực hiện năm 1996 thì năm 1990 lượng tài nguyên nước được sử dụng ở nước ta mới chỉ có 50 tỷ m3/năm, chỉ mới bằng khoảng 6% tổng tài nguyên. Trong đó 92% được dùng cho nông nghiệp, 5% cho công nghiệp và 4% cho cấp nước đô thị. Tài liệu này dự báo rằng lượng nước sử dụng sẽ tăng lên tới khoảng 65 tỷ m3/năm vào năm 2000; 72 tỷ m3/năm vào năm 2010 (tức tăng khoảng 11%); 80 tỷ m3/năm vào năm 2020 và 87 m3/năm vào năm 2030. Tỷ lệ nước dùng cho nông nghiệp giảm xuống còn 75%, cho công nghiệp tăng lên 16% và cho sinh hoạt là 9%.

Những tài liệu nghiên cứu gần đây hơn đã đưa ra những yêu cầu cao hơn nhiều về gia tăng dùng nước ở nước ta. So sánh với năm 2000 tổng lượng nước sử dụng trong năm 2010 sẽ tăng 14%; năm 2020, 25% và năm 2030, 38%. Riêng cho nông nghiệp, đến năm 2010, với diện tích tưới là 12 triệu ha, lượng nước cần dùng đã là 88,8 tỷ m3/năm. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch hiện nay là 60%, dự kiến sẽ đạt 80% năm 2005 và 95% năm 2010. Nhu cầu nước cho sinh hoạt đương nhiên phải tăng theo. Với đà gia tăng được dự báo trên đây đến năm 2030 lượng nước sử dụng sẽ có thể lên tới gần 90 tỷ m3/năm, tức bằng khoảng 11% tổng tài nguyên nước, hoặc 29% tài nguyên nước hình thành trên lãnh thổ quốc gia.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DS
14 tháng 2 2018 lúc 14:54

Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất:

- Đất là môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Đất còn là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông,... Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hóa.

Ví dụ: các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn, ... và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất

Bình luận (1)
NY
Xem chi tiết
H24
27 tháng 5 2018 lúc 9:09

- Đất được sử dụng nhiều cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp

- Diện tích rừng bị chặt phá trên cả nước biến động theo thời gian, nhìn chung giảm, riêng có Trung du và miền núi phía Bắc lại tăng

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
TT
26 tháng 2 2018 lúc 21:32

Tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh vì sau khi sử dụng nó có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt

Bình luận (0)
NY
27 tháng 2 2018 lúc 12:53

Tài nguyên đất là tái nguyên tái sinh vì đây là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.

Bình luận (0)
NF
27 tháng 2 2018 lúc 20:18

tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách sử dụng và khai thác hợp lí thì tài nguyên rừng có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác.

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
NM
10 tháng 4 2018 lúc 19:10

1 nước ngầm :chất độc hóa học theo nước mưa ngấm xuống đất :hạn chế sử dụng ,thải chất độc hóa học

2 nước sông ở các khu công nghiệp :do chất thải ra của nhà máy:khử lọc chất độc trong nước trước khi thải ra

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
NT
10 tháng 3 2018 lúc 19:19

-Tuyên truyền

-Vứt rác đúng nơi quy định

-Hạn chế thải chất hóa học

-Không săn bắt động vật quý hiếm

-Không đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước

-Không sử dụng nhiều bao ni lông thay vào đó sử dụng giỏ,hộp khi đi chợ

-Trồng thêm nhiều cây xanh

-Hạn chế sử dụng túi nilon

-Xử lí rác thải đúng nơi quy định !

Bình luận (0)
NT
10 tháng 3 2018 lúc 20:30

- Trách nhiệm mỗi người chúng ta trong việc bảo vệ thiên nhiên là: ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên theo luật.

-Tuyên truyền, giáo dục mọi người hiểu biết, có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.

- Em tuyên truyền trong gia đình, hàng xóm cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.

-Không đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước

-Vứt rác đúng nơi quy định

-Hạn chế thải chất hóa học

-Hạn chế sử dụng túi nilon

-Trồng thêm nhiều cây xanh

-Xử lí rác thải đúng nơi quy định

-Không sử dụng nhiều bao ni lông thay vào đó sử dụng giỏ,hộp khi đi chợ,...

Bình luận (0)
PN
16 tháng 3 2018 lúc 20:33

Theo ý mình , nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là :

-Tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đồng thời cung cấp một số tư liệu để hiểu sâu hơn và cùng nhau thực hiện :

- Không chặt phá rừng bừa bãi

- Không vứt xác xúc vật xuống ao , hồ, sông , suối

- Bỏ rác đúng nơi quy định

- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông , thay vào đó là túi nhựa thân thiện với môi trường

- Trồng nhiều cây xanh

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
CA
10 tháng 3 2018 lúc 19:22

Các nguồn năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta hiện nay là:

+ Năng lượng mặt trời

+ Năng lượng nước

+ Năng lượng gió


Bình luận (0)
NT
10 tháng 3 2018 lúc 20:31

Kể tên một số nguồn năng lượng đã và đang sử dụng ở việt nam?

- Năng lượng gió

-Năng lượng mặt trời

-Năng lượng nước

-Năng lượng từ đại dương,...

Bình luận (0)
NM
10 tháng 4 2018 lúc 19:19

năng lượng gió ->tạo ra điện

năng lượng mặt trời->làm máy nước nóng

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết