đặc điểm khí hậu của trung và nam mĩ???
help me!!!!!!
đặc điểm khí hậu của trung và nam mĩ???
help me!!!!!!
- Các kiểu khí hậu :
+ Khí hậu xích đạo.
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Khí hậu nhiệt đới: nhiệt đới khô và nhiệt đới ẩm.
+ Khí hậu núi cao.
+ Khí hậu cận nhiệt đới: cận nhiệt đới địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới hải dương.
+ Khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
- Các kiểu khí hậu có mối quan hệ với sự phân bố địa hình :
+ Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.
+ Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).
• Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.
• Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.
so sánh các hình thức sở hữu trong nông nghiệp của khu vực Trung và Nam Mĩ
- Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec-ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.
sự phân bố nông nghiệp và hoạt động sản xuất của trung và nam mỹ
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Trung & Nam Mĩ là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Gồm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau:
+ Các nước phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng: nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ (Ac-hen-ti-na)
+ Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.
+ Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển các ngành sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.
Tại sao phải bảo vệ rừng A-ma-zon?
TK:
Cần phải bảo vệ rừng mưa nhiệt đới Amazon vì:
Lượng mưa: Thông qua việc thoát hơi nước, rừng nhiệt đới Amazon chụ trách nhiệm tạo ra 50% - 75% lượng mưa của chính nó, độ ẩm từ Amazon cũng ảnh hưởng đến lượng mưa ở Tây và Trung Mỹ.
Lưu trữ cacbon: Rừng Amazon đang lưu trữ 86 tỉ tấn cacbon, nếu số cacbon này thoát ra, Trái Đất phải đối diện với nguy hiểm lớn.
Đa dạng sinh học: 30% các loài sinh vật được tiềm thấy ở khu rừng này, nhiều loài có giá trị tiềm năng với con người dưới dạng thuốc, lương thực,...
Tầm quan trọng đối với địa phương: Ở lưu vực Amazon, hàng chục triệu người phụ thuộc vào những lợi ích do rừng cung cấp:
Sông cung cấp các con đường chính cho giao thông vận tải.
Khai thác và thu gom lâm sản ngoài gỗ là các ngành công nghiệp chính ở nhiều thành phố.
Rừng Amazon giúp giảm nguy cơ hỏa hoạn (do độ ẩm của rừn) và ô nhiễm không khí.
Cá ở các nhánh sông là nguồn protein khổng lồ.
Rừng cung cấp chất dinh dưỡng cho các đồng bằng ngập nước được sử dụng cho nông nghiệp.
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
-> Có vài trò quan trọng nên cần bảo vệ
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải
Nông nghiệp
a. Các h́ình thức sở hữu trong nông nghiệp:
- Có 2 h́ình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí.
- Nông nghiệp nhiều nước lệ thuộc nước ngoài.
b. Các ngà
- Ngành trồng trọt: Trồng trọt mang tính độc canh.
+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp hoặc cây ăn quả để xuất khẩu
+ Nguyên nhân: do lệ thuộc nước ngoài.
+ Nhiều nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực
- Ngành chăn nuôi và đánh
+ Chăn nuôi: một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo qui mô lớn.
+ Pê-ru là nước có sản lượng cá đứng đầu thế giới
- Năm thành lập: Thành lập năm 1991.
- Các nước thành viên: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.
- Mục tiêu của khối:
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
+ Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
Nêu tên và các nước của thành viên của mét cô sua
-thời gian thành lập : 1991
- Các nước thành viên : Braxin, Ac-hen-ti-na, u-ru-guay , pa-ra-guay, chi-lê ,bô-li-vi-a.
- mục tiêu : tháo dỡ hàng rào thuế quan ; tăng cường trao đổi thương mại; thoát khỏi sự thũng đoạn kinh tế Hoa Kì.
Sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam mỹ có tác động tiêu cực gì tới sự phát triển của khu vực
Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực
Tham khảo :
* Sự bất hợp lý trong chế độ sử hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ:
- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai.
- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ.
- Làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
* Cách khắc phục :
- Ban hành luật cải cách ruộng đất.
- Tổ chức khai hoang đất mới.
- Mua lại ruộng đất của Đại Điền Chủ hoặc công ty tư bản nước ngoài chia cho dân.
Loại gia súc nào được nuôi nhiều nhất ở Trung và Nam Mĩ?
Đáp án: B. Bò
Đây là nước xuất khẩu cà phê số 1 của thế giới: *
A.Cô-lôm-bi-a
B.Pê-ru
C.Bra-xin
D.Ac-hen-ti-na