Bài 26. Thiên nhiên Châu Phi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Vị trí địa lý

- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vì vậy châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

- Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Phía đông bắc, châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê cắt qua eo đất này, thông Địa Trung Hải với Biển Đỏ.

Hình ảnh từ trên cao của kênh đào Xuy-ê.

- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.

@65998@@65997@

2. Địa hình và khoáng sản

a. Địa hình

- Địa hình châu Phi khá đơn giản.

-Có thể coi lục địa Phi là một khối sơn nguyên cao khổng lồ, cao trung bình 750 m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.

- Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

@65999@@65996@

b. Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản Châu Phi rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là kim loại quí hiếm như: vàng, kim cương, sắt, đồng…Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

Lục địa Phi là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750 m, phần lớn diện tích nằm trong đới nóng, biển ít lấn sâu vào đất liền. Tài nguyên khoáng sản của châu Phi phong phú, đặc biệt là kim loại quý hiếm.