Bài 30. Thụ phấn

KD
Xem chi tiết

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo vì đó là những điều kiện để hạt nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh và phát triển tốt.

Có 3 cách phát tán của quả và hat:

+Phát tán nhờ gió: Những loại quả này thường có cánh hoặc túm lông nhẹ. ( quả bồ công anh, quả trâm bầu, hạt hoa sữa, quả chò,... )

+Phát tán nhờ động vật: Có hương thơm vị ngọt, có nhiều gai hoặc tay móc ( quả ké đầu ngựa, hạt thông, quả cây xấu hổ,...)

+Tự phát tán: Khi chín khô, vỏ tự tách và hạt tung ra ngoài ( quả cải, quả chi chi, quả đậu bắp,...)

Bình luận (1)
IP
15 tháng 2 2021 lúc 20:09

Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy ko bị sứt sẹo và ko bị sâu bệnh ?

- Chọn hạt to, mẩy, chắc vì: hạt to và mẩy chứng tỏ hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, hạt chắc chứng tỏ có phôi khỏe- Chọn hạt không sứt sẹo vì: đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường- Chọn hạt không bị sâu, bệnh vì: để tránh phá hoại cây non khi mới hình thành, giúp tăng năng suất cây trồng.

Có mấy cách phát tán quả và hạt ? Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt ? Cho ví dụ

- Có 3 cách

 Phát tán của quả và hạt nhờ gió : 

- Đặc điểm:

+ Có cánh hoặc có lông

+ Hạt hoặc quả nhỏ, nhẹ  

​  giúp gió phát tán quả và hạt đi xa hơn

 - Phát tán của quả và hạt nhờ động vật

 

- Đặc điểm:

+ Có gai hoặc có móc để bám vào cơ thể động vật

+ Có hương thơm, vị ngọt: thu hút các loài động vật ăn quả và hạt

+ Hạt thường có vỏ cứng

Phát tán của quả và hạt tự phát tán

 

- Đặc điểm:

+ Khi chín vỏ quả có khả năng tự tách ra hoặc tự mở ra để hạt rơi ra ngoài và phát tán đi nơi khác.

+ Quả và hạt được phát tán gần hơn hơn so với phát tán nhờ gió và động vật

* Ngoài các cách phát tán quả và hạt trên thì quả và hạt còn được phát tán nhờ con người, bằng cách: mang, vận chuyển quả và hạt đi những nơi khác để gieo trồng (ví dụ: sang vùng đất mới, vùng có khí hậu khác …).

+ Phát tán nhờ gió: quả chò, quả bồ công anh, hạt hoa sữa.

+ Phát tán nhờ động vật: quả ké đầu ngựa, hạt thông, quả cây xấu hổ

+ Tự phát tán: quả cải, quả chi chi, quả đậu bắp, quả trâm bầu

+ Ngoài ra, quả và hạt còn được phát tán nhờ con người.

 

Bình luận (0)
KD
15 tháng 2 2021 lúc 20:17

Ai trả lời giúp mình với ! Mình đang cần gấp .Hãy giúp mình với!hiha

Bình luận (0)
BM
Xem chi tiết
IP
8 tháng 2 2021 lúc 10:34

Ở địa phương em thường sử dụng những phương pháp thụ phấn nào?

- Thụ phấn nhờ gió , nhờ côn trùng .

- Thụ phấn nhờ con người .

Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?

Những cây thụ phấn nhờ gió thường có hoa có đặc điểm: 

- Hoa thường nằm ở phần ngọn cây, giúp nhận được nhiều gió, tác động mạnh hơn.

- Bao hoa thường tiêu giảm để hạt phấn có thể dễ phát tán và có thể thu nhận được. 

- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng giúp hạt phấn thoát ra được một cách dễ dàng.

- Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ giúp gió có thể thổi đi xa, lan rộng.

- Đầu nhụy thường có lông dính giúp giữ hạt phấn lại ⇒ thu nhận hạt phấn. 

⇒ Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.

Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?

- Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây. - Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.

 

 

Bình luận (0)
EV
Xem chi tiết
H24
26 tháng 1 2021 lúc 9:54

Thụ phấn nhờ côn trùng:  Phượng, bưởi, chanh, cam, mướp. 

Bình luận (0)
DX
26 tháng 1 2021 lúc 11:36

Thụ phấn nhờ côn trùng: hướng dương, lan, táo, nhài, quỳnh.

Bình luận (0)
IT
26 tháng 1 2021 lúc 11:37

 Một vài ví dụ về các loài thụ phấn nhờ côn trùng là hướng dương, lan, táo, nhài, quỳnh...

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
18 tháng 1 2021 lúc 21:01

Các hoa thụ phấn nhờ gió như : hoa bồ công anh , hoa ngô , hoa lúa , hoa lau , hoa phi lao ,..

Bình luận (4)
KT
21 tháng 1 2021 lúc 20:10

Các loại hoa thụ phấn nhờ gió: hoa ngô,hoa phi lao,hoa bồ công anh,hoa lau,hoa lúa,....

Bình luận (1)
DL
Xem chi tiết
MN
18 tháng 1 2021 lúc 20:16

Ong có tập tính là hút mật trong các bông hoa đang nở

- Trong quá trình hút mật thì ong sẽ giúp thụ phấn cho hoa ( bằng cách vận chuyển các hạt phấn chín đến các núm nhụy) .

- Nuôi ong trong vườn cây ăn quả giúp tăng số lượng hoa được thụ phấn, cây ra nhiều quả.

- Ngoài ra, ong sử dụng mật hoa để làm thức ăn và làm mật. Nuôi ong vừa giúp tăng sản lượng quả, vừa giúp tăng thêm thu nhập từ ong và sáp ong cho chủ vườn.

Bình luận (1)
TH
18 tháng 1 2021 lúc 20:18

Uusususuuhijhhhd

 

 

Bình luận (0)
H24
18 tháng 1 2021 lúc 20:21

-Nuôi ong trong vườn cây ăn quả giúp tăng số lượng hoa được thụ phấn, cây ra nhiều quả. Ngoài ra, ong sử dụng mật hoa để làm thức ăn và làm mật.

-Nuôi ong vừa giúp tăng sản lượng quả, vừa giúp tăng thêm thu nhập từ ong và sáp ong cho chủ vườn. 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
13 tháng 1 2021 lúc 20:57

- 5 loại hoa tự thụ phấn: Hoa hồng, hoa đậu hà lan, hoa cải, hoa bưởi, hoa lan,...

- 5 loại hoa giao phấn nhờ sâu bọ: Hoa quỳnh, hoa dạ hương, hoa lúa, hoa lau, hoa bồ công anh,...

Bình luận (1)
H24
13 tháng 1 2021 lúc 20:57

hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh,...

Bình luận (2)
NT
13 tháng 1 2021 lúc 21:07

- 5 loại hoa tự thụ phấn : hoa râm bụt,hoa bưởi, hoa đỗ xanh , hoa đỗ đen, hoa lạc.

- 5 loại hoa giao phấn nhờ sâu bọ : hoa mướp, hoa vừng, hoa bí ngô, hoa nhài, hoa cúc.

        Đây là ý kiến của mình nhé, có gì sai sót thì sửa giùm mình với !!!!!!!

Bình luận (1)
TN
Xem chi tiết
ND
13 tháng 1 2021 lúc 17:59

Em tham khảo!

Câu hỏi đó đây!

Bài 4 (trang 100 sgk Sinh học 6): Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ ?

---

Trả lời:

Đặc điểm của những cây có hoa nở về ban đêm (hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương ...) để thu hút sâu bọ là: hoa thường có màu trắng nổi bật trong đêm tối, kích thước hoa đơn khá lớn hoặc các hoa mọc thành từng cụm để sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm nồng để sâu bọ nhận biết được từ xa.

Bình luận (1)

nêu câu hỏi ra đi bn vì mỗi nơi có thể sách khác nhau

Bình luận (2)
TP
14 tháng 1 2021 lúc 20:37

Đặc điểm của những hoa nở về đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm thu hút sâu bọ là:

Thường có màu trắng ( nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện, có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.

Chúc bạn học tốt!!!😍

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
MH
7 tháng 1 2021 lúc 10:03

Nhị treo lủng lẳng vì: Giúp hạt phấn thoát ra được một cách dễ dàng.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
IP
6 tháng 1 2021 lúc 21:54

Nhị hoa nhiều hơn nhụy vì : nhị hoa có nhiều phấn hoa có chức năng để thụ phấn nên cần nhiều còn nhụy có chức năng sinh sản là chủ yếu nên chỉ cần ít .

Bình luận (2)
AN
Xem chi tiết
IP
4 tháng 1 2021 lúc 21:25

Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương... là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.

Bình luận (0)
VY
4 tháng 1 2021 lúc 21:26

Đặc điểm của những cây có hoa nở về ban đêm (hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương ...) để thu hút sâu bọ là: hoa thường có màu trắng nổi bật trong đêm tối, kích thước hoa đơn khá lớn hoặc các hoa mọc thành từng cụm để sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm nồng để sâu bọ nhận biết được từ xa.

Bình luận (0)
PT
18 tháng 1 2021 lúc 21:06

những cây có hoa nở vào bạn đêm như nhài,quỳnh,dạ hương,chung có hương thơm nên thu huts được rất nhiều sâu bọ.

 

Bình luận (0)